Cô gái vừa tròn hai mươi tuổi tập tễnh từng bước chân đến gần khung cửa sổ cạnh giường ngủ. Cô nhìn ra xa,ẩmtúcầunởtrêncaonguyêđôi giày thấp thoáng bóng dáng một người phụ nữ đứng tuổi đang cầm rổ rau mới vừa hái được trên đồi. Người đàn bà với thân hình nhỏ bé, vầng trán đầy nếp nhăn bước vào nhà gọi:
"Nhớ ơi, mẹ mới hái được mớ rau xanh tươi ngon lắm! Con muốn mẹ nấu canh, luộc hay xào nó nè?".
"Dạ luộc đi mẹ".
"Ừ, vậy để mẹ luộc".
"Quên nữa, còn mấy con tép riu mẹ bắt được ở khe suối, lát mẹ kho quẹt chấm với rau, ngon lắm".
Vừa nói tay bà vừa thoăn thoắt lặt, rửa rau rồi nấu canh. Bà cầm chai nước mắm gần cạn đổ vào cái chảo đang phi tỏi nóng hổi. Mùi thơm của món ăn theo gió thoảng đưa đến tận chỗ Nhớ đang đứng.
"Thơm quá mẹ ơi".
"Con đói bụng chưa?"
"Dạ ban đầu thì hơi đói, còn bây giờ mùi thức ăn thơm quá làm con đói chịu không nổi luôn".
"Con cũng đói... đói... đói bụng" - tiếng nói khác vang lên từ một cô bé mười ba tuổi. Bé ấy bị mắc chứng tự kỷ từ nhỏ nên dù đã ở tuổi thiếu nữ vẫn có những suy nghĩ và hành động như một đứa trẻ con.
"Đợi mẹ tí. Có ngay, có ngay!".
Nhớ thường giúp mẹ nấu ăn nhưng hôm nay hai chân cô đau quá không thể đi xuống tới bếp được. Mẹ thấy vậy nên cho cô nghỉ ngơi tránh đi lại nhiều. Bà dọn cơm lên chiếc bàn tròn đặt trong phòng Nhớ, nơi ánh đèn dầu leo lét. Trên vùng này điện đài chưa kéo tới nên tối đến phải nương nhờ ánh sáng của ngọn lửa. Ba mẹ con ngồi vào bàn ăn cơm, Nhớ lấy đũa gắp mấy con tép đang nóng hổi vào chén cho mẹ. Rồi quay sang em gái, thấy bé lọng cọng gắp mấy con tép trượt lên trượt xuống.
"Em gắp được không Mãi, để chị gắp cho".
"Em gắp được mà. Chị cứ gắp của chị đi".
"Ừa... ừa" - Nhớ nhìn con bé vừa mắc cười mà vừa thấy thương.
"Ăn cơm xong rồi uống thuốc nha Nhớ".
"Dạ mà hồi sáng bác sĩ có nói chân con khi nào bình phục không mẹ?".
Nghe con hỏi, đôi đũa trên tay bà tự buông xuống lúc nào không hay. Bà biết rằng chân con gái rất khó hồi phục. Bà cũng đã dành dụm sẵn một số tiền để mua cho con chiếc xe lăn vì sắp tới đây Nhớ không thể chống nạng đi được nữa.
"Bác sĩ không nói với mẹ. Nhưng chắc vẫn được đó, cố gắng uống thuốc theo toa để mau hồi phục nha con".
"Dạ vâng".
Thực ra thuốc đó chỉ làm giảm những cơn đau nhức bất ngờ ập tới hành hạ đôi chân yếu ớt của cô gái trẻ chứ không thể giúp bình phục như lời bà nói. Nhưng bà thương con, không muốn con gái bị tổn thương nên chưa muốn nói ra sự thật cay đắng này.
Từ nhỏ Nhớ và Mãi là những đứa trẻ bất hạnh, thiếu vắng tình yêu thương của gia đình. Hai đứa trẻ mồ côi được người phụ nữ miền Tây Nam bộ không chồng không con, lặn lội lên Đà Lạt tìm kế sinh nhai nhận cưu mang. Cũng hơn hai mươi năm sống trên mảnh đất này, trải qua bao nhiêu công việc và những lần đi làm từ thiện, bà thấy hai đứa trẻ này có hoàn cảnh đáng thương nhất nên nhận về nuôi. Hai đứa cũng không phải chị em ruột nhưng được người đàn bà hiền từ ấy đưa về chăm sóc nên gắn bó với nhau như ruột thịt. Một mình lam lũ nuôi hai đứa con bệnh tật, bà chấp nhận bán đi những tài sản vốn có để chữa bệnh cho các con. Nhưng chưa bao giờ bà than thở vì bà mãn nguyện với những gì mình làm. Căn nhà nhỏ tạm bợ trên đồi là tài sản duy nhất còn sót lại cho mẹ con bà trú mưa trú nắng. Đối với bà hiện tại, mọi vật chất có được không thể sánh bằng hai đứa con gái nuôi.
Nhớ nhìn về phía đồi thông đang nằm im mình trong gió. Đêm nay không trăng, giờ chỉ còn ánh sáng của ngọn đèn dầu và một vài đốm sáng nhỏ lấp lánh từ mấy con đom đóm đang rủ gọi bạn tình. Đôi mắt cô nhìn xa xăm vô tận. Cô đang cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên, những điều huyền bí trong màn đêm kia và hồi tưởng về một thời đôi chân còn lành lặn. Năm năm trước, Nhớ là một vận động viên điền kinh trẻ xuất sắc đạt rất nhiều huy chương. Mơ ước lớn nhất của cô là có một ngày được thi đấu cho đội tuyển quốc gia. Nhưng rồi giấc mơ ấy mãi mãi là giấc mơ khi một buổi sáng đẹp trời, đôi chân của cô không thể nhấc lên được. Nghĩ đến đó hai hàng nước mắt Nhớ ứa ra. Một cô gái với bao nhiêu ước mơ hoài bão đành phải gác lại. Cô cảm thấy mình vô dụng và sống trong sự tuyệt vọng. May mắn là cô gặp được bà, người mà bây giờ Nhớ gọi bằng mẹ, đã truyền cho cô rất nhiều động lực sống.
"Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên là thiên đường của nhiều loại hoa: hồng, cúc, lay ơn, cẩm tú cầu..." - tiếng bé Mãi cất lên. Nó đang đọc mấy dòng chữ trong cái tờ giấy báo lót ngoài mấy gói xôi mà lúc sáng mẹ lặn lội xuống dưới thị trấn mua về.
"Mãi ơi, em đọc lại cho chị nghe cái khúc hồng, cúc, lay ơn rồi cẩm... gì đó đi?".
"Hồng, cúc, lay ơn, cẩm tú cầu".
"Đúng rồi! Cẩm tú cầu".
Mãi ngơ ngác hỏi: "Sao vậy chị?".
"Chị cũng không biết nữa, không hiểu sao khi chị nghe đến tên loài hoa này lại có cảm xúc đặc biệt đến như vậy. Chị thấy nó hay".
Tuy ở Đà Lạt nhưng không hiểu sao từ đó tới giờ Nhớ chưa từng thấy một bông hoa cẩm tú cầu nào, cho nên khi nghe đến tên loài hoa ấy cô thấy lạ và rất muốn được ngắm nó.
"Trong tờ báo có hình bông hoa đó không? Em cho Hai xem với".
Nhớ cầm vội tờ báo trên tay Mãi đưa cho. Một sự thất vọng tràn trề: tờ báo không có in hình bông hoa, mà nếu có thì cũng sẽ chỉ là ảnh trắng đen không thấy được rõ màu sắc thật sự của nó.
Nhớ hỏi Mãi: "Em biết hoa cẩm tú cầu không?".
"Em không biết" - con bé trả lời ngắn gọn vì nó cũng không biết thật.
"Thôi, em ngủ đi. Trời cũng sắp khuya rồi".
Đêm ấy, Nhớ trằn trọc mãi không ngủ được. Cô ngẫm nghĩ về tên của loài hoa và rất muốn nhìn thấy nó.
Sáng hôm sau thức dậy, Nhớ hỏi mẹ về cẩm tú cầu. Kỳ lạ thay, bà không những không trả lời cô mà còn bỏ đi chỗ khác. Lần đầu tiên cô bị sốc trước hành động của mẹ đối với mình. Bình thường cô hỏi gì mẹ cũng giải đáp cho cô cặn kẽ, sao lần này lại không. Nhớ bắt đầu cảm thấy căng thẳng. Ngày qua ngày Nhớ thi thoảng hỏi lại mẹ câu hỏi đó nhưng thái độ của bà vẫn như cũ. Cô cảm thấy uất ức, không hiểu mẹ đang giận mình điều gì.
Cho đến một ngày, Mãi lôi đâu cuốn sổ cũ mèm để trên giường cô. Cuốn sổ thật lạ, ở trong nhà bấy lâu nay mà lần đầu tiên cô mới thấy. Nhớ lật trang đầu, nhìn thấy dòng chữ "Nhật ký lần đầu làm mẹ". Cô bắt đầu tò mò đọc từng trang. Đến đoạn này nước mắt cô ứa ra: "Nhớ à! Công chúa của mẹ. Tuy mẹ không sinh ra con nhưng mẹ đã xem con là báu vật của cuộc đời mẹ. Mẹ chỉ ước được gặp con sớm hơn nữa để bù đắp những gì con đã thiếu thốn trước đây. À, mẹ còn được nghe cô Hương - trưởng trại trẻ mồ côi kể lại lúc cô đi ngang cánh đồng hoa cẩm tú cầu trên đồi thì nghe thấy tiếng khóc của một bé gái đang nằm trong thùng xốp. Cô tiến lại gần, vội bế đứa bé lên. Lúc đó, con nằm trong vòng tay cô Hương rất ngoan. Con nín khóc và nhoẻn miệng cười. Ánh mặt trời ban mai rọi xuống cánh đồng hoa cẩm tú cầu cùng với nụ cười ngây thơ của con trông rất đẹp. Nghe cô Hương kể lại mà mẹ càng thêm yêu quý thiên thần của mẹ biết bao. Con bị bỏ rơi trên những bông hoa cẩm tú cầu nên mẹ không muốn loài hoa ấy sẽ gắn liền với cuộc đời con sau này vì nó không mang lại may mắn cho con".
Nhớ lật từng trang tiếp theo đọc, đến trang cuối cô khựng lại và đọc kỹ từng chữ một: "Nhớ à, hình như điều mà mẹ nghĩ bấy lâu nay đã sai. Mẹ thương con thật nhưng mẹ không nên giấu giếm con nữa. Hôm nay mẹ lội xuống thị trấn để đặt cho con chiếc xe lăn. Chân con bây giờ đang rất yếu, khó mà bình phục lại được. Con nên ngồi xe sẽ tốt hơn chống nạng. Mẹ sẽ đẩy con đi, con muốn đi đâu mẹ sẽ đưa con đi đến đó. Tuy mẹ lớn tuổi nhưng mẹ vẫn còn đầy đủ sức khỏe để che chở cho con. Con hãy tin tưởng mẹ. Chiều nay mẹ đem xe về và mẹ sẽ tặng cho con một món quà. Có thể là nó không giá trị về vật chất nhưng sẽ mang lại rất nhiều giá trị tinh thần cho con. Mẹ nghĩ con sẽ thích món quà này".
Đọc đến đoạn này tự dưng Nhớ không còn cảm thấy buồn tủi về đôi chân mình nữa, cô cũng đã tiên liệu điều này từ lâu. Cô tự hào về mẹ và tò mò với món quà chiều nay. Trong nhật ký cũng có nói đến tình cảm mà mẹ dành cho em Mãi và những dự định thiện nguyện sắp tới của bà.
Chiều dần buông trên cao nguyên Lâm Viên lộng gió. Ánh mặt trời nghiêng soi bóng của ba mẹ con trên đồi. Mùi hương của những loài hoa đẹp cứ tỏa ra. Ngồi trên chiếc xe lăn mẹ đẩy, Nhớ hít một hơi thật sâu để tận hưởng không khí thiên nhiên. Nhưng cô không thấy gì cả vì đôi mắt đã bị vải bịt kín cho đến khi cô nhìn thấy món quà.
Nghe tiếng bánh xe dừng lại, cô đoán là mình sắp nhận được một điều gì đó rất kỳ diệu.
"Đã đến nơi rồi, con mở khăn bịt mắt ra được rồi đó".
Một cánh đồng hoa đẹp lộng lẫy đang hiện ra trước mắt cô. Những bông hoa tròn trĩnh với đủ màu sắc: hồng phấn, xanh dương nhạt, trắng tinh khôi. Có bông hoa lai giữa hai màu trông thật hút mắt. Nhớ òa lên mừng rỡ, lần đầu tiên trong đời cô được chiêm ngưỡng những bông hoa đẹp đẽ và đáng yêu đến vậy.
"Con thích không?".
"Con thích lắm ạ".
"Con biết đây là hoa gì không?".
"Dạ hoa gì vậy mẹ? Chúng thật đẹp".
"Đây là những bông hoa cẩm tú cầu, là món quà mà mẹ ấp ủ để dành tặng con. Và đây cũng chính là câu trả lời từ câu hỏi mà con đã hỏi mẹ trong suốt một năm nay. Cho mẹ xin lỗi vì thời gian qua đã làm cho con phải lo lắng".
"Dạ vâng, con biết ơn mẹ nhiều lắm".
Thì ra là mẹ Nhớ đã âm thầm gieo hạt và trồng những bông hoa này. Suốt thời gian qua bà không nói gì để tạo cho con gái sự bất ngờ.
"Con biết không, khi trồng những bông hoa này mẹ phân vân lắm, vì nó là ký ức không đẹp đối với con. Nhưng chính sự khao khát của con muốn được nhìn thấy những bông hoa cẩm tú cầu này nên mẹ đã quyết định trồng nó. Đôi lúc có những chuyện trong cuộc sống dù không mấy tốt đẹp mình cũng không nên né tránh nó mãi, cứ thử đối diện với nó xem sao, vì biết đâu từ nỗi buồn có thể chuyển hóa thành niềm vui".
"Con biết hết rồi mẹ ạ".
"Ai kể cho con biết thế?".
"Con xin lỗi vì đã đọc nhật ký của mẹ".
"Không sao hết, sớm muộn gì con cũng biết, chỉ là vấn đề thời gian thôi".
"Sao mẹ không hái hoa mọc sẵn cho chị Hai mà phải trồng thế?!" - Mãi thắc mắc hỏi mẹ. Con bé trông khờ khạo nhưng thi thoảng có những ý nghĩ khá hay ho.
"Bởi vì mẹ muốn Nhớ sống lại một cuộc đời mới như đóa hoa này. Ban đầu chỉ là những hạt giống nguyên sơ và theo năm tháng nó trở thành những bông hoa đẹp rạng ngời. Các con thấy mấy con ong mật kia không? Nhờ chúng mà bông hoa dễ thụ phấn và ngược lại, nhờ phấn hoa mà ong có nguồn thức ăn cho mình. Con người mình cũng vậy, ta giúp người khác nhưng lại vô tình giúp cả bản thân ta".
Nghe lời tâm sự của mẹ, Nhớ nhìn xuống đôi chân mình. Bây giờ cô nghĩ phép mầu không còn ở việc đôi chân có lành lặn hay không mà là những điều cô học được từ mẹ. Sống đẹp và tích cực hơn mỗi ngày là hành trang mà cô cần có. Tương lai không xa cô và em gái sẽ nối tiếp mẹ đi làm thiện nguyện trên chính chiếc xe lăn của mình. Cô sẽ giúp những mảnh đời bất hạnh được nhìn thấy những đóa hoa mà họ khao khát nhất như chính hôm nay lần đầu tiên trong cuộc đời Nhớ đã được chiêm ngưỡng những bông hoa cẩm tú cầu nở trên cao nguyên Lâm Viên.
Thể lệ
Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng
Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.
Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.
Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của BáoThanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.
Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).
Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.
Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.
1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.
Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.
Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.
Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.
Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trangSống đẹpcủa BáoThanh Niên.