Bộ Giáo dục và Đào tạo cuối tháng 9 ban hành báo cáo về quá trình xây dựng dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trong đó nêu kết quả khảo sát giáo viên cả nước về hai phương án mà Bộ đưa ra hồi tháng 8.
Với phương án 1,ầngiáoviênchọnthitốtnghiệpTHPTbamônbắtbuộcách trị nghẹt mũi học sinh thi bốn môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử; hai môn tự chọn từ các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Phương án 2 gồm ba môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; hai môn tự chọn trong số các môn đã học (gồm Lịch sử).
Trong số gần 130.700 cán bộ, giáo viên THPT tham gia khảo sát, gần 74% chọn phương án 2.
Tại hội nghị công tác quản lý chất lượng cuối tháng 8 với 205 đại biểu là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng chuyên môn trực thuộc, 68,8% cũng lựa chọn phương án này.
Theo Bộ, phương án thi ba môn bắt buộc sẽ giảm áp lực cho học sinh, giảm tốn kém cho xã hội vì ít hơn một môn thi so với hiện nay. Lựa chọn này còn tạo sự cân bằng giữa tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.
Phương án 1 có ưu điểm là thi hết được 4 môn học bắt buộc trong chương trình. Nhược điểm là làm tăng áp lực thi cử, gây tốn kém về nguồn lực con người và tài chính hơn do số buổi thi tăng lên.
Hiện học sinh chọn khối Khoa học xã hội nhiều hơn Khoa học tự nhiên. Phương án thi bốn môn bắt buộc sẽ làm trầm trọng hơn việc lệch khối này, ảnh hưởng đến đào tạo nhân lực đáp ứng cách mạng công nghiệp lần thứ tư; làm giảm vai trò nhóm môn học tự chọn bởi vì riêng 4 môn thi bắt buộc đã tạo nên 4 tổ hợp tuyển sinh nghiêng về khối xã hội.
Ngoài hai phương án trên, khi khảo sát tại TP HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang, Bộ thêm phương án "2+2" - hai môn bắt buộc và hai môn tự chọn.
Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Khoảng 10.000 trong số gần 18.000 cán bộ, giáo viên (gần 60%) được lấy ý kiến đã chọn phương án "2+2".
Bộ cho biết phương án này có ưu điểm là giảm áp lực thi cử, giảm chi phí do giảm 2 môn thi so với hiện nay. Việc này cũng không gây mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, tạo điều kiện cho học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Thí sinh vẫn có thể dùng điểm thi để xét tuyển đại học.
2025 là thời điểm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới thi tốt nghiệp. Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng hôm 20/9 cho biết Bộ đang tích cực hoàn thiện phương án thi, làm kỹ lưỡng với phương châm: gọn nhẹ, không căng thẳng, áp lực, không gây tốn kém, có lộ trình, có đổi mới nhưng có kế thừa, tiếp thu.
Hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức với 6 môn thi, gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).