Tiếng Anh Dịch Sang Tiếng Việt

Như Thanh Niênthông tin, dù được đầu tư h&ag tra cứu điểm thi thpt 2022

【tra cứu điểm thi thpt 2022】Công trình tiền tỉ bỏ hoang: Lãng phí khủng khiếp, không thua gì tham nhũng

Như Thanh Niênthông tin,ôngtrìnhtiềntỉbỏhoangLãngphíkhủngkhiếpkhôngthuagìthamnhũtra cứu điểm thi thpt 2022 dù được đầu tư hàng chục tỉ đồng, nhưng nhiều nhà máy nước sạch ở Nghệ An xây xong rồi "đắp chiếu", không hoạt động trong khi rất nhiều người dân vẫn thiếu nước sạch. Đó là dự án Nhà máy cung cấp nước sạch xã Hưng Thông do UBND H.Hưng Nguyên (Nghệ An) làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công từ năm 2014 với kinh phí gần 26 tỉ đồng, công suất dự kiến 1.000 m3/ngày đêm để cung cấp nước sạch cho hơn 1.200 hộ dân. Nhà máy này hoàn thành từ năm 2018, nhưng đến nay vẫn chưa thể hoạt động.

Công trình tiền tỉ bỏ hoang: Lãng phí khủng khiếp, không thua gì tham nhũng - Ảnh 1.

Nhà máy nước Hưng Thông bỏ hoang suốt 5 năm qua

K.HOAN

Bà Nguyễn Thị Hoa, một người dân sinh sống ngay sát bên nhà máy nước Hưng Thông, cho biết khi dự án được khởi công, người dân rất phấn khởi vì nghĩ sẽ sớm có nước sạch để thay thế nguồn nước giếng bị ô nhiễm. Thế nhưng, công trình đã hoàn thành, đường ống chính đã lắp đặt nhưng nhà máy lại không vận hành nên người dân rất bức xúc.

Tương tự, năm 2010, xã Quỳnh Lộc (TX.Hoàng Mai, Nghệ An) hoàn thành công trình nhà máy nước sạch sau khi đã đầu tư gần 10 tỉ đồng tiền ngân sách và tiền do người dân đóng góp. Tuy nhiên, nhà máy này cũng không hoạt động kể từ đó đến nay.

Theo Trung tâm nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường tỉnh Nghệ An, hiện Nghệ An vẫn còn 8 nhà máy nước sạch xây dang dở dù chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch đã kết thúc từ năm 2015. Với những dự án vốn nhà nước chưa cấp đủ, trung tâm kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An bố trí vốn hằng năm để cấp tiếp, còn những dự án đã cấp đủ nhưng vẫn không hoàn thành thì lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm.

Gây thiệt hại vô cùng lớn cho xã hội

Bạn đọc (BĐ) Thanh Niênbức xúc trước tình trạng nhiều công trình tiền tỉ xây lên rồi bỏ hoang, không hoạt động, gây lãng phí về ngân sách. "Nước mình còn nghèo mà lại lãng phí thế này thì biết bao giờ mới phát triển được. Biết bao tiền của, công sức đổ vào rồi cuối cùng công trình vẫn "trùm mền" còn người dân thì khốn khổ vì thiếu nước sạch. Vừa lãng phí, vừa gây thiệt hại vô cùng lớn cho xã hội", BĐ Văn Tuấn bức xúc.

Tương tự, BĐ Phan Linh ý kiến: "Lại thêm nhiều dự án tiền tỉ kém hiệu quả làm cho người dân mất niềm tin vào các công trình phúc lợi của nhà nước. Cho hỏi trách nhiệm này thuộc về ai, xử lý thế nào thì cũng cần phải làm rõ. Các anh đâu thể chỉ đổ lỗi cho điều kiện ngoại cảnh tác động, trong khi lúc công trình chưa thực hiện đã phải lường trước những điều này rồi. Chẳng phải năng lực các anh yếu kém, còn người kiểm duyệt công trình cũng thiếu sự sát sao hay sao?".

Còn BĐ Chí Ngô viết: "Công trình phúc lợi xây dựng đã không phục vụ được cho bà con mà lại còn tốn biết bao chi phí, công sức. Phải truy trách nhiệm đến cùng những người liên quan đến các công trình làm nghèo đất nước như thế này".

"Cần đưa việc lãng phí các công trình, các cơ sở bỏ hoang vào khung hình phạt như các tội tham nhũng. Thực tế lãng phí hiện nay là rất khủng khiếp không thua kém tham nhũng", BĐ Võ Trọng thẳng thắn.

Sống tối tăm bên dự án điện mặt trời hơn 300 tỉ ‘đắp chiếu’

Phải chấm dứt tình trạng này

Nhiều ý kiến đề nghị cần xử lý trách nhiệm hình sự để những việc lãng phí như thế này không còn tái diễn. "Những công trình gây thất thoát, lãng phí như thế này không phải là hiếm, cũng không chỉ xảy ra ở một vài địa phương mà là như "đại dịch" trên cả nước. Toàn là tiền thuế của người dân đóng góp vào ngân sách nhưng lại sử dụng lãng phí như thế này thật xót xa. Cần phải chấm dứt các công trình làm nghèo đất nước như thế này với các giải pháp cụ thể, trong đó có việc xử lý trách nhiệm hình sự", BĐ Anh Đức đề nghị.

Cùng quan điểm, BĐ Văn Phú ý kiến: "Rất nhiều dự án trong cả nước bỏ hoang phế nhiều năm, nhìn mà xót xa. Tuy nhiên đã có ai chịu trách nhiệm về sự lãng phí này chưa? Theo tôi được biết đây không phải là những công trình nước sạch lãng phí đầu tiên ở nước ta. Dường như các anh đã quá quen với việc lãng phí này và trốn trách nhiệm khi công trình không thể đưa vào hoạt động. Người thì đổ lỗi cho ngoại cảnh, người đổ lỗi cho kinh phí đầu tư… Rõ là thiếu chuyên nghiệp. Mong cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm để tình trạng lãng phí không kéo dài".

"Quá lãng phí số tiền lớn của nhà nước, nguyên nhân thì đã hé lộ phần nào, cần phải xử lý trách nhiệm không thể cho qua được, và quan trọng là phương án khắc phục", BĐ Trịnh Cường ý kiến.

"Đúng kiểu cha chung không ai khóc. Cơ quan chức năng cần vào cuộc quy trách nhiệm rõ ràng, không thể để tình trạng này kéo dài. Một bộ phận thiếu trách nhiệm đang làm mất niềm tin của bà con vào các công trình phúc lợi của nhà nước", BĐ Chí Dương đề nghị.

Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh

* Tiền mà giao cho những con người không có tâm và tầm thì nó sẽ như thế này.

Nguyễn Pha

* Đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm. Xử nghiêm người đứng đầu.

Hong Hai

* Nên điều tra ai "vẽ" ra những công trình này, xem xét trách nhiệm cụ thể hành vi làm thất thoát tài sản công.

T.T


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap