Theăngthẳngảnhhưởngtớinãovàdạdàythếnàmuỗio chuyên trang sức khỏe The Health, căng thẳng là trạng thái tâm sinh lý mà con người dễ mắc phải. Nó có thể xuất hiện khi một người gặp phải áp lực công việc, xích mích trong các mối quan hệ xã hội, hoặc phải đối mặt với các tình huống khó khăn trong cuộc sống.
Bà Mikayla Morell, chuyên gia tư vấn sức khỏe cộng đồng tại bang California (Mỹ), cho biết cơ thể con người có khả năng chịu đựng căng thẳng ở một mức độ nhất định, nhưng khi mức độ căng thẳng tăng lên quá cao hoặc kéo dài, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là hoạt động và chức năng của não, dạ dày, theo The Health.
Ảnh hưởng hoạt động và chức năng của não
Chịu căng thẳng và áp lực trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động và chức năng của não. Khi một người chịu căng thẳng, cơ thể của họ sẽ phản ứng bằng cách tiết ra một lượng lớn hormone cortisol (hormone chống stress) để giúp cơ thể chống lại áp lực. Tuy nhiên, nếu nồng độ cortisol của một người quá cao, họ có thể bị rối loạn tinh thần và hoạt động não bộ sẽ bị ảnh hưởng.
Theo đó, các khu vực của não liên quan đến xử lý cảm xúc như hệ thống hạch não và hệ thống thính giác có khả năng bị rối loạn hoạt động. Bệnh ù tai cũng có thể xuất hiện nếu một người chịu căng thẳng trong một thời gian dài.
Theo bà Morell, căng thẳng sẽ làm giảm khả năng tập trung của não bộ, khiến khả năng tư duy và nhận thức của một người suy giảm. "Chịu căng thẳng trong thời gian dài ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ và khả năng học tập của một người, đồng thời nó gia tăng rủi ro mắc các vấn đề tâm lý như giảm khả năng kiểm soát cảm xúc, khiến bạn dễ gặp lo âu, thậm chí mắc bệnh trầm cảm", bà Morell nhấn mạnh.
Hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm hơn
Căng thẳng cũng có tác động đáng kể tới hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Khi chúng ta căng thẳng, hệ tiêu hóa thường trở nên nhạy cảm, điều này khiến quá trình tiêu hóa và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng dễ bị ức chế. Theo đó, các vấn đề của hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, khó tiêu, buồn nôn, hay tiêu chảy thường dễ xảy ra, theo The Health.
Căng thẳng cũng có thể làm gia tăng sự co thắt của các cơ trong dạ dày. Điều này sẽ gây nên hiện tượng khó tiêu, tạo cảm giác cồn cào trong dạ dày, hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn tới bệnh đau dạ dày, hoặc viêm ruột. Các vấn đề này có thể gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị ảnh hưởng.
Ngoài việc ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ và dạ dày, căng thẳng còn có thể gây ra các bệnh vật lý như hen suyễn, đau đầu, tăng huyết áp, tăng nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.
Làm thế nào để giảm bớt căng thẳng?
Theo bà Morell, trong cuộc sống hằng ngày sẽ dễ gặp áp lực và căng thẳng, nhưng sẽ có nhiều cách để bạn hạn chế tối đa mức độ này.
Bà Morell khuyên rằng mọi người nên thường xuyên vận động, tập thể dục, tập yoga, thiền định; ngủ đủ giấc (ít nhất 7 tiếng mỗi đêm); tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia; giữ mối quan hệ tốt với bạn bè, người thân, hoặc khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và giải quyết các vấn đề về căng thẳng.