Tiếng Anh Dịch Sang Tiếng Việt

Triển khai các biện pháp mạnh mẽ để giao đất lại cho cụ Tứ Ngày 5.10, ông Trần Văn Liêm, Phó cục trư xổ số kiên giang hôm qua

【xổ số kiên giang hôm qua】Vụ 'nghịch cảnh cho ở nhờ mất luôn nhà': Tiếp tục thi hành bản án phúc thẩm

Triển khai các biện pháp mạnh mẽ để giao đất lại cho cụ Tứ

Ngày 5.10,ụnghịchcảnhchoởnhờmấtluônnhàTiếptụcthihànhbảnánphúcthẩxổ số kiên giang hôm qua ông Trần Văn Liêm, Phó cục trưởng Cục THADS tỉnh Bến Tre cho biết, cơ quan này đã có quyết định tiếp tục thi hành bản án dân sự phúc thẩm số 149/2022/DSPT ngày 21.3.2022 của TAND cấp cao tại TP.HCM. Đây là bản án về trường hợp cụ Lê Thị Tứ (71 tuổi, ngụ ấp Phước Hậu, xã Tâm Phước, H.Châu Thành, Bến Tre), nạn nhân trong loạt bài Nghịch cảnh cho ở nhờ mất luôn nhà, đăng trên Báo Thanh Niên.

Bản án này bị tạm đình chỉ thi hành hơn 1,5 năm qua vì chấp hành viên Lê Thị Ngọc Hiền và Cục THADS tỉnh Bến Tre cho rằng bản án tuyên không rõ tại một số nội dung, như: không biết giao nhà cho ai; không biết xử lý số cây cối trên đất cụ Tứ như thế nào; số tài sản trong tiệm tạp hóa của vợ, chồng Trung - Diễm ra sao…

Để làm rõ, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Bến Tre đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu TAND cấp cao tại TP.HCM giải thích bản án, nhưng không có phản hồi.

Vụ nghịch cảnh cho ở nhờ mất luôn nhà: Không kháng nghị giám đốc thẩm - Ảnh 1.

Cụ Tứ vẫn đang thờ mẹ chồng và chồng tại căn nhà cụ ở nhờ của người chị ruột bị bệnh tâm thần tại xã Tam Phước, H.Châu Thành, Bến Tre để chờ thi hành án

BẮC BÌNH

Ngày 26.6.2023, ông Nguyễn Văn Nghiệp, Cục trưởng THADS tỉnh Bến Tre, gửi văn bản đề nghị Viện trưởng Viện KSND tối cao và Chánh án TAND tối cao xem xét, quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm về nội dung không biết giao nhà cho ai; xử lý ra sao đối với số cây trồng và tài sản trên đất cụ Lê Thị Tứ.

Ngày 3.7, TAND tối cao thông báo đã nhận được đề nghị của Cục trưởng THADS tỉnh Bến Tre về nội dung này. Đến ngày 3.10, Viện trưởng Viện KSND tối cao và Chánh án TAND tối cao đã không kháng nghị theo nội dung đề nghị của Cục trưởng THADS tỉnh Bến Tre. Do đó, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Bến Tre đã có quyết định phục hồi thi hành bản án.

Vụ nghịch cảnh cho ở nhờ mất luôn nhà: Không kháng nghị giám đốc thẩm - Ảnh 2.

Đất của cụ Tứ vẫn đang bị vợ chồng Trung - Diễm chiếm dụng để kinh doanh

BẮC BÌNH

"Ngày 4.10, tức đủ 3 tháng mà Viện trưởng Viện KSND tối cao và Chánh án TAND tối cao không có quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nên Cục trưởng Cục THADS tỉnh Bến Tre có quyết định phục hồi thi hành bản án. Trong trong thời hạn 1 tuần, chúng tôi sẽ tổ chức cuộc họp liên ngành để thống nhất triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để giao đất lại cho cụ Lê Thị Tứ như bản án đã tuyên, dứt điểm bản án này", ông Liêm nói.

Hiện, phía vợ chồng Trung - Diễm vẫn không tự nguyện thi hành án, trả lại đất cho người dì ruột là cụ Lê Thị Tứ.

Vụ án 'cho ở nhờ mất luôn nhà'

Theo hồ sơ vụ án, cụ Lê Thị Tứ và chồng là Trần Văn Năm (đã mất năm 2012) không có con, trong khi người con gái nuôi là Trần Thị Tường Vi lấy chồng định cư tại Mỹ từ năm 2005. Cụ Năm là chủ sở hữu thửa đất rộng gần 450 m2(mặt tiền dài 11,5 m, giáp đường Nguyễn Huệ, TP.Bến Tre).

Vợ chồng cụ Tứ sống trong ngôi nhà bằng gỗ gõ đỏ phía sau, phần đất 11,5 m2mặt tiền phía trước cất 2 ki ốt là nhà tiền chế để cho thuê kiếm sống, cùng với tiền trợ cấp của con nuôi Tường Vi gửi về. Khoảng năm 2009, theo yêu cầu của cụ Tứ, cụ Năm đồng ý cho cháu vợ là Nguyễn Anh Trung về ở trong 1 ki ốt bán tạp hóa mưu sinh mà không lấy tiền thuê. Ở nhà cụ Năm được thời gian ngắn thì Trung cưới vợ là Lê Thị Thùy Diễm.

Vụ nghịch cảnh cho ở nhờ mất luôn nhà: Không kháng nghị giám đốc thẩm - Ảnh 3.

Nhiều tháng qua, cụ Tứ (đứng bên trái) không có tiền lên Bệnh viện Mắt TP.HCM tái khám, tiêm thuốc định kỳ

BẮC BÌNH

Năm 2012, cụ Năm đột ngột qua đời mà không để lại di chúc. Do thửa đất này là tài sản riêng của cụ Năm nên phải chia di sản thừa kế này theo pháp luật gồm cụ Tứ và Tường Vi, mỗi người được 1/2. Khi đó, Nguyễn Anh Trung yêu cầu cụ Tứ ủy quyền cho mình đứng ra chia 1/2 đất cho Tường Vi. Tuy nhiên, sau đó, ông Trung đã chuyển toàn bộ quyền sở hữu thửa đất sang cho mình, rồi chuyển hộ khẩu cụ Tứ từ TP.Bến Tre về sống tạm trong ngôi nhà của người chị ruột cụ Tứ, đang bị bệnh tâm thần, tại H.Châu Thành (Bến Tre). Đồng thời, vợ chồng Trung - Diễm tiến hành xây nhà trên gần hết đất cụ Tứ để ở và kinh doanh tạp hóa.

Sau khi biết cháu ruột của mình là Nguyễn Anh Trung qua mặt để chiếm đất, cụ Tứ và Tường Vi (sống ở Mỹ) khởi kiện. Cuối cùng, TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên hủy toàn bộ hồ sơ mà Trung đã thực hiện để chiếm đất cụ Tứ. Ngôi nhà của Trung - Diễm xây được cụ Tứ trả lại giá trị hơn 372 triệu đồng. Vợ, chồng Trung – Diễm được lưu cư trên đất cụ Tứ đến ngày 3.9.2022 thì phải rời khỏi đây để trả lại toàn bộ đất cho cụ Tứ. Cụ Tứ phải trả giá trị 1/2 thửa đất (tương đương hơn 2,3 tỉ đồng cho Tường Vi).

Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, cụ Tứ đã vay mượn nhiều nơi để hoàn thành các nghĩa vụ của mình nên lâm nợ gần 4 tỉ đồng. Ngoài ra, từ khi bị vợ chồng Trung - Diễm chiếm đất, cụ Tứ phải sống nhờ nhà người thân, trong khi cụ mắc bệnh tiểu đường, bị hỏng đáy mắt...

Vụ nghịch cảnh cho ở nhờ mất luôn nhà: Không kháng nghị giám đốc thẩm - Ảnh 4.

Nhà, đất của cụ Tứ bị vợ chồng Trung - Diễm chiếm dụng từ nhiều năm qua khiến cụ Tứ phải ở đậu tại nhiều nơi

BẮC BÌNH

Trong khi đó, Cục THADS tỉnh Bến Tre quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án do một số vướng mắc nêu trên.

Sau khi Báo Thanh Niêncó nhiều bài phản ánh về vụ Nghịch cảnh cho ở nhờ mất luôn nhà, Thường trực Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre đã có yêu cầu Cục trưởng Cục THADS tỉnh Bến Tre có báo cáo, đồng thời xử lý dứt điểm việc thi hành án đã có hiệu lực pháp luật hơn 1,5 năm qua.

Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 6.10

Bản án đã tuyên rất rõ ràng

Luật sư (LS) Tô Bá Thanh (Đoàn LS TP.HCM) cho biết, căn cứ điểm b khoản 2 điều 170, luật THADS năm 2014, hết 90 ngày mà Cục THADS tỉnh Bến Tre không nhận được quyết định kháng nghị thì phải tiến hành cưỡng chế để giao đất cho cụ Lê Thị Tứ. Nếu vợ chồng Trung - Diễm không phối hợp thi hành án thì phải cưỡng chế theo quy định. Bởi vì, tính cấp thiết trong cuộc sống quá khó khăn ở tuổi già phải sống cảnh ở nhờ, không có kinh tế của cụ Tứ nên việc cưỡng chế cần được thực hiện chứ không thể tiếp tục đàm phán để tìm kiếm sự tự nguyện. Việc đàm phán trong trường hợp này là để kéo dài thời gian chứ rất ít tác dụng.

Vẫn theo LS Thanh, bản án phúc thẩm 149/2022/DSPT ngày 21.3.2022 của TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên rất rõ ràng. Bởi tòa tuyên, căn nhà của Trung - Diễm xây cất trên đất cụ Tứ và cụ Tứ đã đồng ý thi hành nội dung theo bản án là hỗ trợ hơn 372 triệu đồng cho Trung - Diễm. Nếu Trung - Diễm không nhận tiền thì Cục THADS tỉnh Bến Tre có thể buộc tự di chuyển nhà đi nơi khác, trả đất lại cho cụ Tứ. Các cây trồng, nếu cụ Tứ không có tranh chấp nên Trung - Diễm cũng hoàn toàn tự xử lý. Đây là nghĩa vụ của Trung - Diễm. Các tài sản trong nhà do Trung - Diễm xây cất trên đất cụ Tứ thì đương nhiên của Trung – Diễm nên 2 người này tự xử lý, trường hợp cụ Tứ cho lưu lại trên đất của cụ thì mới được để lại.



Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap