Tiếng Anh Dịch Sang Tiếng Việt

Fanpage "song sinh"Mới đây, chủ homestay The KUPID Dalat no single (TP.Đ lucky88

【lucky88】Nhiều người khổ sở vì nạn giả mạo này...

Fanpage "song sinh"

Mới đây,ềungườikhổsởvìnạngiảmạonàlucky88 chủ homestay The KUPID Dalat no single (TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã "khóc ròng" vì bị người khác lập fanpage y chang trên Facebook. Fanpage mạo danh thương hiệu này cũng đăng bài tiếp nhận khách, nhận đặt cọc… khiến nhiều người tưởng là thật nên chuyển tiền rồi sau đó phát hiện đã bị lừa".

Tương tự, anh Hà Thanh Phúc, chủ chuỗi phòng trà nổi tiếng ở TP.HCM, cũng than thở trước vấn nạn bị mạo danh trên Facebook.

Theo đó, có fanpage cũng lấy tên "Phòng trà Bến Thành" được lập ra để lừa đảo bán vé các đêm ca nhạc. "Fanpage giả mạo có diện mạo y hệt fanpage chính thức. Phòng trà Bến Thành chỉ có một fanpage duy nhất. Quý khách cần thận trọng trước khi chuyển khoản đặt cọc", anh Phúc cảnh báo và chia sẻ cách thức để phân biệt trang thật, lừa đảo: "Trang thật có lượt like cao hơn".

Nhiều người kinh doanh đã ngao ngán thốt lên, rằng vấn nạn mạo danh fanpage đã và đang "tấn công" họ. Và vấn nạn này ngày càng nở rộ.

Có một vấn nạn đang "tấn công" người kinh doanh - Ảnh 1.

Công ty Cổ phần Tập đoàn thời trang Thái Tuấn cảnh báo việc bị mạo danh trên Facebook

CHỤP MÀN HÌNH

Ca sĩ Bằng Kiều chia sẻ có chương trình ca nhạc mà anh tham gia biểu diễn cũng bị kẻ xấu lợi dụng, mạo danh để lừa tiền khán giả mua vé.

"Có nhiều fanpage giả mạo để lừa tiền mọi người muốn mua vé từ những chương trình của Mây lang thang (Hà Nội)", ca sĩ Bằng Kiều phản ánh và đưa ra lời khuyên: "Tốt nhất mọi người nên gọi số hotline của đơn vị tổ chức chương trình".

Nguyễn Thảo Huỳnh Anh (28 tuổi), người kinh doanh các sản phẩm dành cho giới trẻ mê nhạc Kpop, đã bức xúc phản ánh: "Kẻ xấu đã lập ra một trang khác giống 100% so với fanpage của mình. Họ cũng để ảnh đại diện, ảnh bìa tương tự. Những bài viết từ trang chính được sao chép sang fanpage "fake". Nên nhiều khách lầm tưởng, chuyển tiền đặt mua và… bị lừa".

Đại diện truyền thông của tựa game nhập vai Đại Tây Du G4M bày tỏ sự ngao ngán vì "không biết ai đã lập fanpage lấy cùng tên Đại Tây Du G4M, sau đó đăng những thông tin có nội dung lừa đảo người dùng".

Bác sĩ da liễu Nguyễn Thị Minh Trang, ngụ tại TP.Hà Nội, cho biết hiện nay có các fanpage giả mạo, hoạt động dưới danh nghĩa của bà. "Họ sử dụng hình ảnh, video của tôi để thu hút lượt tương tác rồi chia sẻ đường dẫn về Zalo để thực hiện hành vi kinh doanh, bán hàng và tư vấn", bác sĩ Trang ta thán.

Bùi Hữu Tuyền (33 tuổi, ngụ tại Hải Phòng), chủ thương hiệu Tuyền Apple, cũng kể: "Hiện nay có nhiều fanpage lẫn tài khoản Facebook cá nhân giả mạo được tạo ra với thông tin giống hệt tôi, bao gồm tên, hình ảnh và các thông tin khác. Những tài khoản này được sử dụng để gửi tin nhắn và liên lạc với khách hàng của tôi".

Anh Tuyền nói thêm: "Tôi khẳng định rằng đây là hành vi lừa đảo và không liên quan đến tôi. Tôi rất lo lắng về việc khách hàng có thể bị lừa đảo và mất tiền hoặc thông tin cá nhân quan trọng. Tôi cũng lo lắng về uy tín của tôi có thể bị ảnh hưởng bởi hành động giả mạo này".

Có một vấn nạn đang "tấn công" người kinh doanh - Ảnh 2.

Tổng công ty EMS cũng mạo danh để thực hiện hành vi lừa đảo tuyển dụng

CHỤP MÀN HÌNH

Nhiều doanh nghiệp cũng bị vấn nạn này tấn công. Đại diện của Tổng công ty EMS Việt Nam cho biết thời gian gần đây đã phát hiện kẻ xấu giả mạo EMS Việt Nam để thực hiện hành vi lừa đảo tuyển dụng.

"Thông qua fanpage giả mạo, họ đăng tin tuyển dụng các vị trí: kế toán trưởng, nhân viên kinh doanh, trưởng phòng hành chính nhân sự... Kẻ lừa đảo đã dụ dỗ, lôi kéo các ứng viên có nhu cầu ứng tuyển tham gia các đường link để nạp tiền vào kênh xổ số trái phép dưới hình thức đầu tư", đại diện của EMS Việt Nam nói và cho biết thêm: "Hành vi lừa đảo này vô cùng tinh vi, không chỉ gây thiệt hại tài sản cho người dân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu Tổng công ty EMS".

Trung tâm bóng đá trẻ em VietGoal cũng vừa đăng bài cảnh báo việc hiện có kẻ xấu giả mạo fanpage của VietGoal và chạy quảng cáo với số tiền lớn để lừa phụ huynh gửi ảnh, chuyển tiền đăng ký cho con tập luyện bóng đá. Các đối tượng sao chép ảnh và nội dung của chúng tôi để làm giả, nên rất khó phát hiện.

Có một vấn nạn đang "tấn công" người kinh doanh - Ảnh 3.

Nhiều người kinh doanh bị "tấn công" bởi vấn nạn giả mạo fanpage

CHỤP MÀN HÌNH

Phải làm gì?

Theo đại diện Trung tâm bóng đá trẻ em VietGoal, trước vấn nạn này, đại diện của trung tâm đã báo cáo Cơ quan An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để xử lý.

"Chúng tôi luôn có phụ huynh đưa con đến tận sân trải nghiệm bóng đá hoàn toàn miễn phí. Khi thấy phù hợp và các HLV thấy con có thể tập luyện được bóng đá mới nhận đăng ký. Các hình thức thu tiền trước đều là lừa đảo. Mong mọi người cảnh giác trước thông tin đăng trên các fanpage mạo danh VietGoal", đại diện của Trung tâm bóng đá trẻ em VietGoal trao đổi với PV Thanh Niên.

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Trang, cho hay: "Hiện tại, chỉ biết mong mọi người khi phát hiện fanpage giả mạo tôi hãy hỗ trợ bấm báo cáo cho Facebook".

Anh Đặng Hoàng Anh, chủ thương hiệu The KUPID Dalat no single, cho biết đã báo cơ quan công an khi phát hiện fanpage giả mạo lừa tiền khách. Bên cạnh đó kêu gọi báo cáo sai phạm trang lấy danh nghĩa thương hiệu của anh để đi lừa.

Tổng công ty EMS khuyến cáo: không làm theo những yêu cầu của kẻ xấu, tuyệt đối đừng truy cập các đường link lạ, từ chối việc giao dịch thanh toán bất cứ loại phí nào và EMS Việt Nam chỉ đăng những thông tin tuyển dụng trên các kênh chính thống.

Chuyên gia lĩnh vực marketing Nguyễn Thanh Bảo Long (34 tuổi), làm việc tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ truyền thông World, H.Nhà Bè, TP.HCM, cho biết: "Rất nhiều người đã và đang "phát điên" vì vấn nạn lập fanpage mạo danh để lừa đảo. Chiêu mạo danh này hầu hết lập trang giả mạo nhưng giống fanpage chính gốc 100%. Kẻ xấu sẽ có sự thay đổi là chỉnh sửa số điện thoại liên hệ cũng như số tài khoản ngân hàng. Hành vi này gây hại cho cả chủ các thương hiệu, công ty và khách hàng có ý định sử dụng dịch vụ của những doanh nghiệp ấy. Doanh nghiệp bị ảnh hưởng uy tín dù họ… vô can. Còn khách hàng bị lừa tiền nhưng không hề hay biết".

Có một vấn nạn đang "tấn công" người kinh doanh - Ảnh 4.

Cần cẩn thận trước "bẫy lừa" mang tên giả mạo fanpage

CHỤP MÀN HÌNH

Theo anh Long, những công ty cần liên tục cảnh báo việc bị mạo danh lên các kênh chính thống, từ website cho đến mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, YouTube… Đồng thời báo cáo cơ quan chức năng khi phát hiện bị kẻ xấu lập fanpage giống 100% hình ảnh, thông tin… Đặc biệt, cần báo cáo sai phạm cho các trang mạng xã hội.

"Để không bị lừa, trước khi chuyển tiền để mua vé nghe ca nhạc, xem kịch, phim, đặt phòng, tour du lịch… thì cần cẩn thận kiểm tra kỹ. Hãy gọi vào các số hotline có trên trang web của dịch vụ. Hoặc hãy tìm kiếm để tự phân biệt fanpage thật, giả. Thường thì fanpage thật luôn có lượt thích và theo dõi nhiều hơn. Sự cẩn thận sẽ giúp tránh được những bẫy lừa", anh Long chia sẻ.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap