"Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới (khoảng 10 triệu người - PV),ườicaotuổikhôngcóthunhậpvàkhôngcónhà cái v7 nhưng người cao tuổi ở Việt Nam chưa được chăm sóc tốt. Trong đó, số này có 70% người cao tuổi là không có thu nhập và 30% là không có bảo hiểm y tế", TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, nhận định như vậy tại hội nghị khoa học bệnh viện ngày 21.10.
Có người 60 tuổi mà đã không tự sinh hoạt được
"Ai cũng trải qua quá trình già hóa, nhưng tuổi già của mỗi người 1 kiểu. Có người thì dù 70 tuổi vẫn sinh hoạt như người 30 - 40 tuổi, có thể đạp xe, chơi thể thao, hoạt động thể lực; nhưng có những người tuổi chưa già lắm, chỉ khoảng 60 tuổi nhưng lệ thuộc và cần sự trợ giúp cho sinh hoạt hằng ngày. Như vậy, sức khỏe quyết định trải qua quá trình già hóa của mỗi người. Và cơ thể lão hóa cũng ảnh hưởng đến dinh dưỡng của người cao tuổi", TS-BS Minh Hạnh nhận định.
TS-BSMinh Hạnh cho rằng, suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là thách thức không chỉ với sự gia tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, mà còn là sự suy giảm về thể chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi ngày càng phổ biến và có thể dẫn đến hội chứng lão hóa, bao gồm loãng xương, té ngã, suy yếu và suy mòn cơ.
Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi thường phức tạp và do nhiều yếu tố tác động, có thể liên quan đến bệnh lý do viêm, hoặc bệnh lý không do viêm, hoặc không kèm theo bệnh lý (chủ yếu suy dinh dưỡng do ăn uống kém hoặc thiếu thực phẩm).
Khả năng ăn uống kém của người cao tuổi có thể do giảm chức năng các giác quan (vị giác, khứu giác, thị giác...), thay đổi hormone làm giảm cảm giác thèm ăn, thay đổi hệ vi sinh đường ruột...
Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là 30 calo/kg cân nặng/ngày, 1 người 50 kg thì cần 1.500 calo/ngày. Nhưng qua khảo sát cho thấy, với người cao tuổi, hầu như họ ăn rất ít. Như vậy, nhu cầu năng lượng không đảm bảo, đó là chưa kể chất đạm ăn vào thấp.
"Người cao tuổi mất cơ, yếu, nhu cầu dinh dưỡng cao nhưng không chịu ăn. Cùng với đó, người cao tuổi lại ăn vào lượng đạm thấp, vì có nhiều yếu tố liên quan di truyền, thay đổi sinh lý, tình trạng sức khỏe, rối loạn tinh thần, điều kiện tinh tế - xã hội làm cho họ ăn vào ít hơn nhưng nhu cầu họ cần là không ít", TS-BSMinh Hạnh nói.
Giải pháp bổ sung dinh dưỡng ra sao?
Theo TS-BSMinh Hạnh, để đảm bảo nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng, với người cao tuổi suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng cần dùng thực phẩm bổ sung và các bữa ăn phụ giàu dinh dưỡng. Với người có nguy cơ rối loạn nhai, nuốt thì cũng cần có bữa ăn phù hợp, bên cạnh đó cần những thực phẩm bổ sung bằng đường uống. Cùng với đó là các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp.
Can thiệp dinh dưỡng cho người cao tuổi bằng đa phương thức, đa ngành, tránh ăn kiêng khem quá mức vì nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Như với một bệnh nhân mắc đái tháo đường, bác sĩ nội tiết sẽ bảo bớt ăn đường, bớt cơm thì bệnh nhân sẽ không dám ăn. Đến bác sĩ tim mạch thì được bảo bớt muối thì bệnh nhân sẽ ăn lạt, không nêm gì. Đến bác sĩ thận thì bảo bệnh nhân bớt đạm thì bệnh nhân giảm đạm. Sau một thời gian thực hiện thì bệnh nhân hoang mang, rối loạn lo âu, suy nhược. Do đó, bác sĩ phải hướng dẫn cho bệnh nhân ăn uống ra sao là hợp lý.
"Để có thể hồi phục dinh dưỡng cho người cao tuổi cần có sự phối hợp giữa bác sĩ điều trị, bác sĩ dinh dưỡng, điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân. Giáo dục dinh dưỡng cho người chăm sóc cũng rất quan trọng, giúp người bệnh hồi phục sức khỏe tốt hơn", TS-BSMinh Hạnh nói và kết luận: "Ai bảo già là hết, già yếu thì hết, già khỏe thì vui".
Người Việt chưa giàu đã già
Riêng tại TP.HCM có khoảng 1 triệu người cao tuổi. Vào tháng 8 và 9.2023, ngành y tế TP.HCM đã khám sức khỏe cho 17.000 người cao tuổi. Bên cạnh huyết áp và tiểu đường được phát hiện nhiều nhất thì TP.HCM còn ghi nhận về chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Cụ thể, chương trình đã ghi nhận 16,27% người cao tuổi có dấu hiệu tiền suy yếu, 0,45% người có dấu hiệu suy yếu; 28,88% người có nguy cơ té ngã; 1,60% người phụ thuộc vào các hoạt động sống cơ bản hằng ngày (tắm, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh, tiêu tiểu, di chuyển); 6,54% người phụ thuộc vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày (khả năng sử dụng điện thoại, mua sắm, chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ...).
Nhiều chuyên gia từng nói, người Việt Nam chưa giàu đã già, tóc bạc, răng long, đầu gối lung lay… Suy giảm chức năng, kèm theo bệnh mạn tính… ảnh hưởng đến gia đình và bản thân người cao tuổi, gây gánh nặng y tế rất lớn cho chính hệ thống y tế.