"Lo có người biết mình nhiễm HIV"
Anh Thuận (35 tuổi,ườinhiễmHIVMộtkhiđãnhiễmkhóvượtquaràocảntâmlýbet kucasino ở Đồng Tháp) làm việc trong một công ty thủy sản. Anh cho biết đã phát hiện và điều trị HIV được 21 tháng. Anh nhiễm HIV trong thời gian mắc Covid-19. Theo anh, nguyên nhân có thể do quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình trong nhóm đồng giới nam (MSM).
>>> Dễ lây nhiễm HIV khi có nhiều bạn tình
>>> Người nhiễm HIV 20 năm: 'Chỉ một lần thử ai ngờ mắc bệnh'
>>> 'Không phải ai nhiễm HIV cũng do ăn chơi'
"Thời gian đầu tôi bị ho nhiều, kéo dài khoảng 2 tháng, bị nổi ban ở ngực, buổi chiều hay bị nóng lạnh. Khi đó tôi nghi mình nhiễm HIV nhưng sợ lộ thông tin nên không đến các bệnh viện để xét nghiệm. Sau này khi bị khó thở, dương tính Covid-19 nhập viện thì mới phát hiện mình nhiễm HIV", anh Thuận kể lại.
Hiện anh uống thuốc ARV điều trị HIV mỗi ngày. Anh cho biết, trong quá trình điều trị, anh dễ gặp các bệnh về da, bị ngứa nhiều và dễ ốm vặt. Tuy nhiên, đối với anh vấn đề tâm lý vẫn là điều khó vượt qua nhất.
"Hiện sức khỏe của tôi đã ổn định hơn nhưng tâm lý vẫn chưa thể trở về bình thường như trước. Tôi luôn lo gia đình, cộng đồng biết mình nhiễm HIV và xa lánh, né tránh. Và chính bản thân tôi cũng e ngại, sợ sẽ lây nhiễm cho những người xung quanh, dù biết bệnh không lây qua đường sinh hoạt", anh Thuận tâm sự.
Anh Thuận cho biết, người trong nhóm MSM dễ bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên thời điểm này anh chưa biết Prep (thuốc uống điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV) dành cho người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
"Lúc đó tôi quan hệ tình dục không an toàn và chưa biết đến Prep nên giờ hối hận cũng đã muộn. Tôi mong các thành viên trong cộng đồng LGBT sẽ được tiếp cận nhiều thông tin, kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV để có biện pháp phòng tránh phù hợp. Vì một khi đã nhiễm, ngoài vấn đề sức khỏe còn nhiều áp lực tâm lý đè nặng, phải mất nhiều thời gian và khó khăn để trở về cuộc sống bình thường như trước đây", anh Thuận bày tỏ.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Tương tự, anh Nam (33 tuổi) phát hiện nhiễm HIV cách đây 4 tháng cũng gặp nhiều rào cản tâm lý khi phát hiện bệnh. Đến nay, anh Nam vẫn chưa nói cho vợ biết về tình trạng của mình. Anh âm thầm điều trị và bảo vệ vợ để tránh lây nhiễm.
Anh cho biết, lúc mới nhiễm HIV cũng đã từng nhiều lần có suy nghĩ tiêu cực, nhưng nghĩ đến con nên dừng lại.
"Hiện tại tôi cố gắng để quên những gì đã xảy ra trong quá khứ, cố gắng sống vui vẻ với hiện tại. Dù không dễ dàng gì. May mắn có nhiều anh chị em cùng cảnh ngộ động viên và các y bác sĩ hỗ trợ tôi rất nhiều", anh Nam bày tỏ.
Theo anh Nam, hiện nay y tế phát triển, nhiều công cụ giúp dự phòng, phòng tránh lây nhiễm HIV.
"Các bạn trẻ nên tìm hiểu thêm kiến thức về phòng chống lây nhiễm HIV để bảo vệ mình cũng như những người thân yêu xung quanh. Vì một khi đã lây nhiễm không phải ai cũng đủ bản lĩnh để vực dậy cuộc sống, vượt qua những áp lực tâm lý để trở về cuộc sống bình thường như trước", anh Nam chia sẻ.
3 nguyên nhân chính khiến người nhiễm HIV dễ có vấn đề về tâm lý
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy trung bình người nhiễm HIV có vấn đề về tâm lý (nhiều nhất là trầm cảm) gấp đôi so với người bình thường.
Trong đó có 3 nguyên nhân chính gồm: Thể chất, tâm lý và yếu tố xã hội tác động.
Thứ nhất về thể chất. Ở một số người nhiễm HIV có kèm thêm các bệnh tật khác sẽ khiến cơ thể yếu đi, từ đó có thể ảnh hưởng các vấn đề tâm lý thần kinh.
Thứ 2 có thể do trong quá trình điều trị, có một số tương tác thuốc gây thiếu máu, kém ăn..., từ đó gây ra trầm cảm.
Thứ 3 về xã hội, người nhiễm HIV sẽ lo âu, cảm giác sợ cộng đồng, xã hội, người thân... phân biệt kỳ thị, xa lánh. Đôi khi điều này xuất phát từ chính tâm lý lo sợ của họ, họ tự tạo ra rào cản tâm lý cho chính bản thân mình.
Bác sĩ Dũng khuyến cáo người nhiễm HIV cần tuân thủ điều trị tốt uống thuốc đều đặn, khi có vấn đề gì phải thông báo bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Ngoài ra, xã hội, người thân trong gia đình nên hỗ trợ người bệnh hòa nhập tốt với cộng đồng.
Về phía nhân viên y tế, cần tư vấn cho người bệnh hiểu rõ người nhiễm HIV khi tuân thủ điều trị tốt sẽ không ảnh hưởng nhiều sức khỏe, tuổi thọ gần như người bình thường, từ đó người bệnh vững vàng tâm lý, yên tâm điều trị.
Sẽ có thêm giải pháp tiếp cận, dự phòng trước phơi nhiễm HIV đến các bạn trẻ
Tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam chiều 9.11, thạc sĩ - bác sĩ Bùi Hoàng Đức, Phó trưởng phòng Giám sát và xét nghiệm (Cục Phòng, chống HIV/AIDS), cho hay nhóm MSM có nguy cơ cao lây nhiễm bởi hành vi nguy cơ cao, chỉ 69% sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Trong khi trong nhóm phụ nữ bán dâm, tỷ lệ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là 90%; lây nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm là 5%.
HIV cũng có xu hướng tăng trong nhóm chuyển giới nữ trong các năm gần đây. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người chuyển giới nữ là 5,8% tại Hà Nội (năm 2022); TP.HCM là 6,8% (năm 2020).
Đại diện Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho hay tại Việt Nam, lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm hơn 80%. "Có bạn trẻ cho biết từng quan hệ tình dục với 22 người. Tôi rất trăn trở lây HIV trong nhóm trẻ. Chúng ta sẽ có thêm các giải pháp tiếp cận, dự phòng trước phơi nhiễm HIV đến các bạn trẻ", đại diện Cục Phòng, chống HIV/AIDS nói.
* (Tên nhân vật đã được thay đổi)