Tiếng Anh Dịch Sang Tiếng Việt

Suốt nhiều thế hệ, tộc người Khùa sinh sống t& ty le world cup

【ty le world cup】'Vật thiêng' trên dãy Trường Sơn: Bí ẩn 'bách khoa tâm linh' của người Khùa

Suốt nhiều thế hệ,ậtthiêngtrêndãyTrườngSơnBíẩnbáchkhoatâmlinhcủangườiKhùty le world cup tộc người Khùa sinh sống tại xã Trọng Hóa (H.Minh Hóa, Quảng Bình) vẫn giữ gìn bảo vật gia truyền: Một cuốn sách lá được ví như "bách khoa toàn thư" về tâm linh ảnh hưởng sâu đậm đến phong tục, đời sống của tộc người Khùa.

SÁCH LÁ TRĂM TUỔI

Là một tộc người thuộc cộng đồng Bru - Vân Kiều, thay vì sống tập trung đa số tại phía tây nam Quảng Bình, tộc người Khùa chọn bám mình bên dãy Giăng Màn (xã Trọng Hóa, H.Minh Hóa) để gắn bó với cuộc sống núi rừng. Tại đây họ cũng có cho riêng mình những nét văn hóa khác biệt với những người anh em cùng dòng máu.

'Vật thiêng' trên dãy Trường Sơn:  Bí ẩn 'bách khoa tâm linh' của người Khùa- Ảnh 1.

Hai cuốn sách lá gia truyền của ông Khiên

BÁ CƯỜNG

Sự khác biệt lớn nhất chính là từ nhiều đời nay, tộc người Khùa vẫn giữ gìn và truyền tay nhau một cuốn sách bí ẩn, được làm bằng lá và bền bỉ với thời gian suốt hàng trăm năm.

Men theo QL12A dẫn vào bản La Trọng 1 (xã Trọng Hóa), chúng tôi có mặt tại nhà ông Hồ Khiên (61 tuổi) để được mục sở thị cuốn sách lá bí ẩn này. Chào đón chúng tôi với những ly trà ấm, ông Khiên sau đó lục trong tủ áo quần lấy ra một bao tải lớn, bên trong đựng hai cuốn sách lá gia truyền rồi giới thiệu.

"Tôi nhận lại cuốn sách này từ bố sau khi ông mất, nhưng không chỉ bố tôi mà từ đời ông cố cụ cũng đã có cuốn sách này, đến tay tôi có lẽ ít nhất cũng là đời thứ 4, ước cũng phải 200 năm. Cuốn sách chứa rất nhiều nội dung về đời sống văn hóa, tâm linh của tộc người chúng tôi", ông Khiên chia sẻ.

'Vật thiêng' trên dãy Trường Sơn:  Bí ẩn 'bách khoa tâm linh' của người Khùa- Ảnh 2.

Hai cây nến được làm bằng sáp ong được dùng trong nhiều nghi lễ của người Khùa và là vật dụng phải có để mượn được sách lá

BÁ CƯỜNG

Nói rồi, ông đặt lên sàn nhà hai cuốn sách dài chừng 50 cm, 2 đầu sách được làm bằng gỗ, chạm trổ các hoa văn cùng lớp bụi cũ kỹ đậm màu thời gian, ở giữa là hàng trăm trang sách làm bằng lá dày khoảng 30 cm, bên trên ghi chép các nội dung bằng tiếng Phạn cổ.

"Hồi bố tôi còn sống, thấy cụ ngày nào cũng mở cuốn sách này ra đọc. Tôi nghe kể nó xuất phát từ các ngôi chùa ở Lào, nội dung được ghi bằng tiếng Lào (tiếng Phạn cổ), giờ không nhiều người dịch được nội dung trong các trang lá, thậm chí cả những người Lào thời nay", ông Khiên nói.

GẮN LIỀN VỚI ĐỜI SỐNG TÂM LINH

Được tổ tiên truyền lại từ nhiều đời, thế nhưng đến thế hệ của ông Khiên đã không còn ai có thể đọc hiểu và tận dụng triệt để được công dụng của cuốn sách này. Các cụ cao niên trong làng am hiểu về nó cũng đã về với tổ tiên, cũng từ đó cuốn sách cổ này ngày càng trở nên bí ẩn với những nội dung ghi trên đó.

Song, chẳng phải vì thế mà mọi thứ liên quan đến sách lá bị mai một hoàn toàn, suốt hàng trăm năm sinh sống với núi rừng, tổ tiên của người Khùa đã sử dụng nội dung trong sách để song hành với đời sống, tập tục của mình.

"Hằng năm, chúng tôi vẫn tổ chức lễ cột tay, một tập tục được ghi chép trong sách lá. Nghi lễ tổ chức vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, mỗi người sẽ cột lên tay sợi chỉ để cầu mong thần linh bảo hộ, ban cho may mắn, sức khỏe. Thời trước, các già làng khi làm lễ đều đọc các câu thần chú chép từ trong sách, kể cả dùng dây chỉ màu gì cũng được ghi cụ thể", ông Khiên kể.

Bên cạnh đó, suốt nhiều năm sống cùng cha, ông Khiên cũng biết được qua lời cha kể sách lá còn ghi chép nhiều thứ tâm linh về việc xem tuổi cưới hỏi, các môn võ hộ vệ thân thể cường tráng, các thần chú để tổ chức lễ cưới hỏi, lễ tang… hầu như nó như một cuốn bách khoa toàn thư về tâm linh của người Khùa. Để mượn sách lá về sử dụng, người mượn đòi hỏi phải thực hiện nghi thức trang trọng, đốt hai cây nến được làm từ sáp ong để đến xin mượn chủ nhân cuốn sách.

Ông Hồ Mỳ, Phó chủ tịch UBND xã Trọng Hóa, cho biết hiện nay trên địa bàn xã còn khoảng 5 - 10 cuốn sách lá, nhưng không còn ai có thể đọc và hiểu hết nội dung của nó.

"Trước đây gia đình người Khùa nào cũng có sách lá, nhưng rồi ảnh hưởng của chiến tranh, của mưa lũ đã khiến nhiều gia đình làm lạc mất cuốn sách cổ. Giờ đây sách lá trở thành một báu vật của tổ tiên để lại cho người Khùa chúng tôi", ông Mỳ nói. (còn tiếp)


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap