Tiếng Anh Dịch Sang Tiếng Việt

Rất nhiều nhà sản xuất ô tô điện Trung Qu̔ baccarat

【baccarat】Làn sóng sáp nhập sắp càn quét ngành xe điện Trung Quốc?

Rất nhiều nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc đang phải đối mặt với một tương lai nhiều bất định khi doanh số bán xe sụt giảm và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Thực trạng đang làm tăng khả năng sớm xảy ra làn sóng sáp nhập,ànsóngsápnhậpsắpcànquétngànhxeđiệnTrungQuốbaccarat từ đó chỉ còn lại một số ít công ty xe điện lớn của Trung Quốc có thể tồn tại trên thị trường.

Làn sóng sáp nhập sắp càn quét ngành xe điện Trung Quốc? - Ảnh 1.

Xưởng của hãng xe điện Aiways tại Thượng Hải hồi năm 2021

REUTERS


Nhiều công ty sẽ biến mất?

Trong khi một số nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc như BYD đang trở thành những cái tên quen thuộc trên thị trường ô tô điện thế giới, hàng trăm nhà sản xuất khác trong ngành xe điện đang phải đối mặt với một tương lai đầy bất định sau thời gian phát triển mạnh mẽ. Công ty nghiên cứu MarkLines tại Tokyo (Nhật Bản) cho biết hiện có khoảng 50 thương hiệu xe điện nội địa ở Trung Quốc sản xuất ô tô thuần điện và xe lai sử dụng song song điện và nhiên liệu khác (plug-in hybrid). Tuy nhiên, nhà phân tích Paul Gong của hãng dịch vụ tài chính UBS (Thụy Sĩ) dự báo đến năm 2030 sẽ chỉ còn từ 10-12 nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc hoạt động trên quy mô lớn trong lĩnh vực này.

Hồi tháng 4, ông Hà Hiểu Phong, Giám đốc điều hành của hãng xe điện Xpeng, nói rằng đến năm 2027, có thể chỉ còn khoảng 8 nhà sản xuất ô tô điện tồn tại vì những công ty nhỏ hơn sẽ không thể trụ lại trước sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp này. Ông Hà nhấn mạnh sẽ có một số đợt đóng cửa lớn đối với các nhà sản xuất ô tô trong bối cảnh ngành công nghiệp này đang chuyển sang điện khí hóa.

Làn sóng sáp nhập sắp càn quét ngành xe điện Trung Quốc? - Ảnh 2.

Tỷ lệ phần trăm tăng giảm doanh số bán xe điện chạy pin hằng tháng tại Trung Quốc so với cùng kỳ năm trước

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FINANCIAL TIMES

Aiways, một công ty xe điện khởi nghiệp ở Thượng Hải, đã khá nổi bật so với các đối thủ cùng ngành vào thời điểm được thành lập năm 2017 nhờ sự dẫn dắt của cựu giám đốc điều hành của Volvo và một số lãnh đạo của các hãng ô tô nhà nước Trung Quốc. Bên cạnh đó, Aiways còn được "gã khổng lồ" công nghệ Tencent, tập đoàn gọi xe DiDi và nhà sản xuất pin CATL rót vốn.

Theo dữ liệu từ nhà cung cấp thông tin doanh nghiệp Trung Quốc Aiqicha, từ năm 2017 đến nay, Aiways đã huy động được hơn 33 tỉ nhân dân tệ (4,5 tỉ USD) và tính đến cuối năm 2022, họ đã xuất khẩu được 6.259 chiếc ô tô tới hơn 15 quốc gia bao gồm Đức, Pháp, Costa Rica và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất.

Tuy nhiên, suốt 6 năm qua, Aiways chưa từng có lãi và đang phải đối mặt với vô vàn thách thức khi buộc phải ngừng sản xuất tại một nhà máy quan trọng, đồng thời gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhân viên và tiếp thị sản phẩm. Công ty đang tính đến việc tái cơ cấu doanh nghiệp.

Nguyên nhân thúc đẩy sáp nhập

Một là, cuộc chiến về giá. Kể từ khi Tesla triển khai "cuộc chiến giá cả" xe điện ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái, tốc độ sáp nhập các công ty xe điện trong ngành đã tăng lên nhanh chóng. Theo Bloomberg, từ đầu năm 2023, một số mẫu xe Tesla sản xuất tại Trung Quốc đã được bán với giá thấp hơn 50% so với ở thị trường Mỹ và châu Âu, buộc các công ty nội địa Trung Quốc phải giảm giá để cạnh tranh, từ đó ảnh hưởng lợi nhuận ròng và lâm vào khủng hoảng.

Theo Financial Times, hồi tháng 4, công ty khởi nghiệp xe điện Enovate có trụ sở tại Thượng Hải đã phải tạm ngừng sản xuất. WM Motor, một công ty khởi nghiệp xe điện khác có trụ sở tại Thượng Hải vừa mới thông báo với các chủ nợ rằng họ đã bắt đầu các thủ tục tái cơ cấu vào đầu tháng 10. Hiện nay, công ty Aiways cũng đã tạm dừng sản xuất và đang trong tìm hướng đi mới sau khi được tái cơ cấu. Trong khi đó, các công ty xe điện khác của Trung Quốc như Singulato Motors và Levdeo cũng đã đi đến thủ tục phá sản trong những tháng gần đây.

Làn sóng sáp nhập sắp càn quét ngành xe điện Trung Quốc? - Ảnh 3.

Doanh số bán xe hằng tháng của các hãng xe điện tại Trung Quốc (Đơn vị: chiếc)

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FINANCIAL TIMES

Nhà phân tích thị trường xe điện Joanna Chen tại Bloomberg Intelligence đánh giá sự cạnh tranh về giá sẽ còn tiếp diễn trên thị trường ô tô Trung Quốc. Đồng quan điểm, giáo sư thỉnh giảng Trương Tường tại Khoa Kỹ thuật Đại học Khoa học và Công nghệ Hoàng Hà (Trung Quốc) nói rằng giảm giá là "điều bình thường mới" trên thị trường ô tô Trung Quốc và sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi các công ty ô tô nhỏ hơn bị loại bỏ".

Nguyên nhân thúc đẩy sáp nhập thứ hai là tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại, tạo thêm áp lực lên các nhà sản xuất. Xuất khẩu được nhiều người coi là một trong những giải pháp cho tình trạng dư cung trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc. Tuy nhiên, Đạo luật giảm lạm phát của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm mục đích làm suy yếu sự thống trị của Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng và cuộc điều tra chống trợ cấp mới được triển khai của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện của Trung Quốc càng làm tăng thêm sự bất định trong ngành xe điện nước này, từ đó thúc đẩy làn sóng sáp nhập.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không như kỳ vọng trong thời gian qua dẫn đến việc cắt giảm việc làm trong các lĩnh vực công nghệ, bất động sản và du lịch đã dẫn đến sự sụt giảm chung trong chi tiêu, do người tiêu dùng trì hoãn mua các mặt hàng có giá trị lớn như ô tô và bất động sản. Hơn nữa, trong ngành xe điện, sự cạnh tranh nghiêng về những "ông lớn" có khả năng tiếp cận pin chất lượng tốt hơn, thiết kế tốt hơn và có ngân sách tiếp thị lớn hơn. Chính vì vậy, các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn trong ngành xe điện rất dễ bị sáp nhập trong bối cảnh hiện nay.

Thứ ba, chính phủ Trung Quốc thắt chặt việc cấp giấy phép sản xuất xe điện. Đây là động thái nhằm nỗ lực giải quyết tình trạng dư thừa ngày càng tăng. Ngay từ tháng 5, các nhà phân tích của Citigroup (Mỹ) đã dự đoán rằng tỷ lệ sử dụng hằng năm tại các nhà máy xe điện trên toàn bộ Trung Quốc sẽ chỉ là 33% vào năm 2023.

Giáo sư Trương cho biết sau khi các nhà sản xuất ô tô nhỏ hơn "bị loại" khỏi thị trường, chỉ một phần nhỏ năng lực sản xuất của họ sẽ được các công ty ô tô khác mua lại và tái sử dụng, trong khi hầu hết "sẽ hoàn toàn trở thành rác thải". Hiện nay có thể dễ dàng nhận ra tình trạng các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc đang phải vật lộn để giành được chỗ đứng trên chính thị trường nội địa.

Vấn đề khó đoán là tình trạng của các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc sắp tới sẽ ra sao khi "thập niên vàng" của ô tô điện Trung Quốc sắp hết nhưng cuộc chiến về giá vẫn đang tiếp tục. Hơn nữa, công nghệ đang phát triển, dây chuyền sản xuất ô tô được xây dựng từ 4-5 năm trước đã không còn mang lại nhiều giá trị tiện ích trong khi sự cạnh tranh trong ngành xe điện ngày càng tăng. Điều này đặt ra áp lực và thách thức rất lớn đối với ngành xe điện Trung Quốc nói chung, đồng thời thúc đẩy một làn sóng sáp nhập trong ngành này trong tương lai không xa.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap