"Tôi thuộc thế hệ 8X đời cuối,ều GenZhaycãisếpnhưngnghĩmìnhdámphảnbiệxổ số tiền giang làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong quá trình đi làm, tôi cũng được tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp Gen Z. Tôi không phủ nhận Gen Z hiện nay nhiều các bạn giỏi ngoại ngữ, tự tin, độc lập và sáng tạo hơn thế hệ chúng tôi nhiều lần. Tôi cũng phải tự ý thức nâng cấp bản thân và học hỏi từ các bạn trẻ.
Tuy nhiên, tôi không rõ do mạng xã hội đã tiêm nhiễm mỗi ngày hay môi trường sống xung quanh thay đổi mà thế giới quan hoặc tư duy của nhiều bạn Gen Z khiến tôi cảm thấy khó hiểu. Nhiều bạn kiến thức không bằng ai, kinh nghiệm chỉ 1-2 năm nhưng thái độ rất ngông cuồng, thiếu tôn trọng đồng nghiệp, và sẵn sàng bật lại cấp trên, người lớn tuổi, cũng như không ngại nghỉ việc vì những lý do khá trẻ con.
Các đồng nghiệp góp ý mang tính xây dựng thì họ thường 'xù lông' lên, bảo vệ sống chết quan điểm của mình và không đồng ý với các quan điểm trái chiều, cho đó là tư duy cổ hủ, lạc hậu. Cá nhân tôi nghĩ dù trong môi trường công sở nào, dù tư nhân hay nhà nước, thái độ biết mình biết ta, giỏi nhưng khiêm tốn và chân thành, cầu thị mỗi khi tiếp nhận góp ý của cấp trên, vẫn luôn là kim chỉ nam cho người thành công sau này".
Đó là chia sẻ của độc giả Lephuduongxung quanh câu chuyện "Gen Z - Thế hệ không ngần ngại cãi sếp". Sẵn sàng từ chối khi bị cấp trên giao việc, thậm chí đấu khẩu, cãi tay đôi với sếp giữa cuộc họp khi bị chê trách, phê bình, hoặc bỏ việc ngang khi bị làm mất lòng... đó là những thái độ làm việc không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Z. Chính tư tưởng khác biệt này của Gen Z khiến không ít người thuộc thế hệ trước cảm thấy khó hòa hợp để làm việc chung.
Có cùng cảm nhận về thái độ làm việc của nhân viên Gen Z, bạn đọc Nguyễn Khánh Dươngbình luận: "Tôi sinh năm 1992, bắt đầu đi làm công việc bán thời gian từ năm 2011. Với mấy bạn Gen Z hay cãi sếp, tôi nói thật chỉ là họ cũng chỉ bình thường thôi, chẳng có gì ghê gớm cả. Ngày trước, lúc thế hệ chúng tôi mới đi làm, không có nhóm chat Facebook hay Zalo để cãi sếp, nên nhiều khi sẵn sàng lật đổ luôn quản lý để thay sếp mới. Nhưng sau này, chúng tôi nhận ra quy trình làm việc vẫn như vậy, dù có là quản lý khác hay không.
Thế nên, khi có nhiều kinh nghiệm hơn, chúng tôi hiểu rằng chẳng việc gì phải cãi nhau, tranh cãi những vấn đề nhỏ nhặt làm gì cả, vì cũng đâu thay đổi được gì. Thay vì tranh cãi chẳng được lợi lộc gì, chúng tôi chọn thay đổi bản thân để thích ứng, phù hợp với mọi hoàn cảnh. Nếu cảm thấy không còn hợp nữa, chúng tôi xin nghỉ đi làm chỗ khác, và cũng chẳng làm mất lòng ai".
>> Bệnh ảo tưởng, đòi hỏi của nhiều nhân sự Gen Z
Chỉ ra sai lầm của nhiều bạn trẻ Gen Z tại Việt Nam về chuyện thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của bản thân trong môi trường làm việc, độc giả Leenhấn mạnh: "Ở các công ty công nghệ lớn tại Mỹ hay châu Âu, sếp quản lý trực tiếp yêu cầu làm sao thì nhân viên làm vậy, sếp là người chịu trách nhiệm đúng hay sai. Nếu nhân viên cảm thấy không thoải mái, họ sẽ gửi đánh giá qua một kênh khác. Ví dụ họ có thể đề nghị cuộc họp với cấp trên của sếp, hoặc có thể gửi đánh giá ẩn danh qua trang nội bộ của công ty.
Nhưng họ tuyệt đối không cãi nhau tay đôi với sếp như kiểu nhân viên Gen Z tại Việt Nam. Họ có thể tranh luận nhưng trong chừng mực công việc, chứ không phải kiểu nói cho rõ trắng - đen. Các bạn Gen Z khi trưởng thành, mở công ty, có con nhỏ, sẽ được trải nghiệm cảm giác ai đó bật lại mình trước mặt đám đông. Lúc đó các bạn sẽ hiểu cảm giác của sếp mình".
Khẳng định phản biện khác với cãi sếp, bạn đọc Ktshoangdungkết lại: "Đối với người phương Tây, việc phản biện (bao gồm phản biện lúc nào, như thế nào, đâu là giới hạn) được dạy từ khi còn bé. Nó nằm ở trong phép lịch sự, hiểu biết bản thân và sự tôn trọng lẫn nhau. Nếu Gen Z cứ tự cho mình đúng khi sẵn sàng lên tiếng bật lại sếp, vậy sếp có thể thẳng thắn đáp trả, không cần giữ thể diện cho nhân viên Gen Z không?
Chính Gen Z là nhóm đối tượng rất mong manh, dễ tổn thương khi bị cấp trên góp ý, chê bai. Các bạn trẻ luôn đòi hỏi người khác phải góp ý thật khéo léo, thật tâm lý với mình nhưng lại thiếu sự tôn trọng với cấp trên. Điều đó cũng giống những đứa trẻ ở nhà có thể cãi cha mẹ thoải mái, nhưng cha mẹ phải thật nhẹ nhàng để không làm tổn thương chúng. Chúng không bao giờ nghĩ mình có làm tổn thương ngược lại cha mẹ.
Nếu Gen Z trong cuộc họp bị trưởng phòng nhận xét thẳng thắn là yếu kém, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức, bạn có thể tưởng tượng được đứa trẻ đó sẽ phản ứng thế nào không? Chắc họ sẽ chẳng thể vui vẻ thừa nhận sự yếu kém bản thân một cách thoải mái mà không có bất cứ phản ứng tiêu cực nào. Gen Z đang được vuốt ve ở trường, ở nhà và họ cũng muốn được như thế ở nơi làm việc".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.