Tiếng Anh Dịch Sang Tiếng Việt

Tỷ lệ cặp đôi khám tiền hôn nhân còn th đàn organ

【đàn organ】Vì sao nhiều cặp đôi ngại đi khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Tỷ lệ cặp đôi khám tiền hôn nhân còn thấp

Thống kê của Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM năm 2022 ghi nhận 950 cặp đôi khám sức khỏe tiền hôn nhân trong tổng số 1.900 cặp dự định kết hôn. Mặc dù con số này có tăng theo từng năm nhưng vẫn còn ở mức thấp so với mục tiêu về công tác dân số "tỷ lệ nam,ìsaonhiềucặpđôingạiđikhámsứckhỏetiềnhônnhâđàn organ nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%".

Thực tế tại các bệnh viện, tỷ lệ cặp đôi đến để khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng khá thấp. Bác sĩ Vương Tú Như, Phó khoa Phụ sản - Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Mỹ Đức, cho biết hiện chưa có nhiều cặp đôi quan tâm về vấn đề khám tiền hôn nhân.

"Chủ yếu là các bạn nữ tự đến khám về sức khỏe phụ khoa, hoặc khám sức khỏe trước khi mang thai, còn số lượng cặp đôi đến khám tiền hôn nhân vẫn còn "khiêm tốn". Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về lợi ích của khám tiền hôn nhân", bác sĩ Như chia sẻ.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trương Phan Thu Hiền, Phó trưởng khoa Sản - Phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM cho biết, trong 4 năm qua, mặc dù bệnh viện có tuyên truyền và có nhiều ưu đãi hỗ trợ giảm chi phí để khuyến khích các cặp đôi quan tâm sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, tuy nhiên tỷ lệ các cặp đôi đến khám còn khá thấp.

Chưa hiểu rõ lợi ích và e ngại khi đi khám

Chị L.T.T (30 tuổi) và anh N.T.A (29 tuổi) cùng ngụ Đồng Nai, kết hôn tháng 1.2022. Trước đây chị T. từng đi khám phụ khoa và được chẩn đoán mắc đa nang buồng trứng. Bác sĩ khuyên nên kết hôn sớm, sau đó điều trị sớm để tăng khả năng có con.

Trước khi kết hôn, chị T. cho biết, vợ chồng chị đã tiêm đầy đủ các loại vắc xin để phòng bệnh, tuy nhiên không có khám tiền hôn nhân.

Vì sao nhiều cặp đôi ngại đi khám sức khỏe tiền hôn nhân? - Ảnh 1.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp cặp đôi có sự chuẩn bị tốt cho ngưỡng cửa hôn nhân

SHUTTERSTOCK

"Lúc đó tôi chỉ nghĩ chỉ cần tiêm vắc xin là đủ. Còn bản thân mình bị đa nang buồng trứng thì cứ báo với chồng sắp cưới, còn chồng không có vấn đề gì về nam khoa thì không sao. Sau này tôi mới biết khám sức khỏe tiền hôn nhân còn kiểm tra xem khi hai người khi có con thì gien, nhóm máu, các yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến thai nhi không", chị T. chia sẻ.

Tương tự, chị L.T.L (33 tuổi, TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết chị có dự định kết hôn trong năm 2024. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề khám sức khỏe tiền hôn nhân thì bạn đời cho rằng không cần thiết, ngại đi vì sức khỏe tổng quát của cả hai vẫn tốt.

"Mặc dù tôi thấy điều này là bình thường trong thời buổi hiện nay nhưng bạn trai thấy ngại, đi khám người ta lại tưởng bị gì hoặc vô sinh mới khám", chị L. kể lại. 

Bác sĩ Vương Tú Như cho biết nhiều người vẫn nghĩ khám tiền hôn nhân là khám phụ khoa, nam khoa. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ, khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ bao gồm khám sức khỏe tổng quát chung cho cặp đôi, kiểm tra xem có bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không, tiền sử mắc bệnh, nhóm máu, các gien di truyền, tiền sử gia đình hai bên có mắc các rối loạn tâm thần hay các bệnh lý khác...

Vì sao nhiều cặp đôi ngại đi khám sức khỏe tiền hôn nhân? - Ảnh 2.

Bác sĩ Tú Như tư vấn cho bệnh nhân về các vấn đề sức khỏe sinh sản

Lê Cầm

Ngoài ra, từng người sẽ được khám sức khỏe sinh sản. Đối với nữ giới, sẽ được kiểm tra tuyến vú, siêu âm tử cung, buồng trứng, tầm soát tử cung, vòi trứng, kiểm tra âm đạo xem có viêm nhiễm, nội tiết như thế nào... Đối với nam giới, sẽ được kiểm tra tinh dịch đồ, đo lường chất lượng mật độ tinh trùng...

"Khám tiền hôn nhân sẽ có nhiều lợi ích hơn so với chỉ đi khám để chuẩn bị mang thai. Qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ có những tư vấn hữu ích kịp thời, ví dụ nếu bạn bị suy giảm chất lượng buồng trứng thì nên có con sớm thay vì kế hoạch hoặc hai vợ chồng có gien di truyền tan máu bẩm sinh thì nên sàng lọc để làm IVF thay vì có con tự nhiên...", bác sĩ phân tích.

Theo bác sĩ Như, hiện nhiều cặp đôi ngại đi khám tiền hôn nhân vì họ chưa được cập nhật thông tin kiến thức đầy đủ về vấn đề này. Số khác có biết đến nhưng ít thông tin để tiếp cận dịch vụ, như khám ở đâu, cần chuẩn bị những gì. Số ít gặp vấn đề kinh tế. Ngoài ra nhiều bạn không thấy được sự quan trọng khám tiền hôn nhân vì có quan đểm "sau khi khám có gì cũng phải cưới nên khám chỉ khiến lo lắng thêm ảnh hưởng hôn lễ".

"Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại y tế phát triển, các bạn trẻ nên cập nhật thêm kiến thức khám sức khỏe tiền hôn nhân, để có sự chuẩn bị tốt về sức khỏe, tâm lý trước khi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân", bác sĩ Như khuyến cáo.

Vì sao nhiều cặp đôi ngại đi khám sức khỏe tiền hôn nhân? - Ảnh 2.

Ngoài khám sức khỏe tổng quát, sức khỏe sinh sản, các cặp đôi được tư vấn tầm soát các bệnh lý có thể di truyền khi khi mang thai

SHUTTERSTOCK

Lo sợ phát hiện ra bệnh lý

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trương Phan Thu Hiền, Phó trưởng khoa Sản - Phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM, cho biết việc khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp hai người đánh giá được tổng quan tình trạng sức khỏe của mình cũng như sức khỏe sinh sản, hiểu rõ tình trạng sức khỏe của nhau, chấp nhận các sự thật về bệnh lý (nếu có) chuẩn bị tốt về sức khỏe tâm lý để có thế hệ con khỏe mạnh, đời sống tình dục lành mạnh, hôn nhân hạnh phúc và bền vững.

Ngoài ra, hiện nay do môi trường, áp lực công việc, điều kiện sống... các yếu tố nguy cơ gây vô sinh gia tăng ở người trẻ như bệnh phụ khoa, viêm nhiễm nặng, chất lượng tinh trùng suy giảm... Tuy nhiên, theo bác sĩ Hiền, có một số nguyên nhân khiến nhiều cặp đôi còn chưa "mặn mà" về khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Thứ nhất, do quan điểm nhiều người thấy bình thường không cần phải khám cứ kết hôn rồi sinh con có gì tính tiếp. Thứ hai, một số cặp đôi bận rộn không có thời gian hoặc không dư dả tài chính nên không ưu tiên khám sức khỏe tiền hôn nhân. Và thứ ba, nguyên nhân chính là nhiều cặp đôi lo sợ sẽ phát hiện ra bệnh lý nào đó, do đó họ cảm thấy căng thẳng khi đề cập đến vấn đề khám tiền hôn nhân.

"Về góc độ chuyên môn, khám tiền hôn nhân vừa giúp chúng ta biết rõ tình trạng sức khỏe của mình, của bạn đời, vừa tầm soát bệnh trước khi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân. Điều này giúp cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, bền vững, thế hệ con khỏe mạnh", bác sĩ Hiền chia sẻ.

Bác sĩ Nguyễn Tri Thức đề xuất bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân

Thảo luận kinh tế xã hội tại Quốc hội sáng 1.11, đại biểu Nguyễn Tri Thức cho rằng khám sức khỏe tiền hôn nhân là cần thiết nhằm sớm phát hiện các bệnh lý như viêm gan B, C, giang mai đặc biệt là bệnh di truyền, bệnh tim. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là trách nhiệm với người vợ hoặc người chồng và trách nhiệm tương lai cũng như thế hệ sau", ông nói.

Bác sĩ Tri Thức cho biết từng chứng kiến nhiều trường hợp đến khi đi sinh người phụ nữ mới biết mình bị hẹp van tim, suy tim, suy thận nặng. Khi vào sinh bị suy tim cấp, khiến bác sĩ rất đau xót phải đưa ra quyết định cứu mẹ hay cứu con. Những vấn đề này, hoàn toàn có thể tránh được nếu khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014, không quy định bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi kết hôn. Nhưng kết hôn với người nước ngoài thì có yêu cầu khám và khám rất kỹ. Vì vậy, ông Thức đề nghị nên quy định bắt buộc định khám tiền hôn nhân trước khi đăng ký kết hôn.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap