NGỮ LIỆU NHẠY CẢM,êntụctranhluậnđềkiểmtrangữvănvì1976 mệnh gì TỰ "CHẾ" NHẬN ĐỊNH
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều đề kiểm tra học kỳ môn ngữ văn lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa (SGK) gây tranh luận như ngữ liệu dài, "nhạy cảm", không trích dẫn ngữ liệu, không có nguồn dẫn ngữ liệu hay sử dụng nhận định không rõ ràng từ các nhà nghiên cứu, thực hiện câu lệnh sai logic…
Theo một giảng viên ĐH, chuyên gia tập huấn giáo viên về Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, có bộ phận giáo viên (GV) ra đề theo quán tính, theo kinh nghiệm chủ quan, không bám vào hướng dẫn và chuẩn kiến thức kỹ năng. Ngoài ra còn có thực tế là GV "tự chế" nhận định rồi đưa vào đề và ghi "có ý kiến cho rằng". "Đó không phải là văn bản được thẩm định, có xuất bản nên không thể đảm bảo tính chuẩn xác cho nhận định đó được", giảng viên này nhận định.
KHÔNG ĐƯỢC THOÁT LY KHỎI CHƯƠNG TRÌNH
Trước những tranh luận về đề kiểm tra môn ngữ văn trong thời gian vừa qua, thạc sĩ Trần Lê Duy, giảng viên khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng đề kiểm tra phải đảm bảo tính vừa sức với học sinh (HS) như độ khó của các câu hỏi, sự tương quan giữa thời gian với yêu cầu của nhiệm vụ... Có thể ra các câu lệnh phân hóa, nhưng cũng không được thoát ly khỏi chương trình. Đề cần đảm bảo tính khoa học như trích dẫn chính xác, có nguồn minh bạch.
Theo thạc sĩ Lê Duy, đề kiểm tra môn ngữ văn nên thoát ly khỏi lối "tầm chương, trích cú", thiên về học thuộc, tái hiện mà nên hướng vào sự vận dụng. Từ đó, có thể diễn đạt và xử lý đề theo tư duy của bản thân, chứ không phải học "văn mẫu" để chứng minh những ý kiến khô cứng.
Còn theo thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, người ra đề cần nắm rõ xu hướng ra đề, xác định chắc chắn yêu cầu nghị luận, cân nhắc khối lượng và áp lực học tập của HS ở thời điểm kiểm tra đánh giá để quyết định trích/không trích ngữ liệu trong phần nghị luận văn học.
Theo thạc sĩ Khôi, Bộ GD-ĐT cũng đã có hướng dẫn, tổ chức tập huấn rất đầy đủ về việc xây dựng ma trận, bảng đặc tả và đề thi cho cả chương trình cũ và mới. Bên cạnh đó, TP.HCM là một trong số ít địa phương đi đầu trong cả nước về đổi mới kiểm tra đánh giá từ rất sớm nên rất đáng tiếc nếu đến thời điểm này vẫn có GV không chú ý đến cấu trúc đề kiểm tra phù hợp.
Một số đề văn gây tranh luận những ngày gần đây
CHỤP MÀN HÌNH
CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ XÂY DỰNG MỘT ĐỀ KIỂM TRA TƯỜNG MINH
Để có một đề kiểm tra tường minh, khoa học, đúng yêu cầu, thạc sĩ Trần Lê Duy đưa ra 6 nguyên tắc GV cần thực hiện.
Thứ nhất, kỹ thuật ra đề phải có bảng đặc tả và ma trận trước khi ra đề.
Thứ hai, đó là nguyên tắc tìm ngữ liệu. Phải chọn ngữ liệu có uy tín, tức là từ những nguồn tin cậy. Muốn vậy, GV cần chịu khó đọc, tra cứu và thẩm định kỹ.
Thứ ba, GV cần chú ý độ khó của ngữ liệu phải tương đương các văn bản trong SGK về dung lượng, cách diễn đạt, chủ đề, nội dung... Ngữ liệu phải đạt tính thẩm mỹ, hướng con người tới cái đẹp, cái hay, có tính giáo dục.
Thứ tư, người ra đề phải xử lý ngữ liệu. Đối với những văn bản tương đối khó thì có thể ghi chú, giải thích cho HS, cung cấp thêm thông tin.
Thứ năm, GV ra đề cần đặt bản thân vào vị trí của HS để ước lượng khả năng giải quyết các yêu cầu của đề, sự tương thích giữa yêu cầu đề và giới hạn thời gian, để đề vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa có độ phân hóa.
Thứ sáu, hướng dẫn chấm phải theo hướng đánh giá năng lực, đo được các kỹ năng của HS, chứ không phải đếm ý chấm điểm như cách làm trước đây.
Thế nào là ngữ liệu chuẩn ?
Đề cập đến việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ môn ngữ văn, thạc sĩ Trần Tiến Thành, chuyên viên phụ trách môn ngữ văn Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay ngay từ đầu năm học tổ bộ môn các trường hoặc các phòng GD-ĐT đã được giao quyền tự chủ, tự quyết định trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá HS trên các nguyên tắc đúng chương trình, khoa học, hợp lý.
Theo thạc sĩ Thành, ngữ liệu chuẩn là đảm bảo các yêu cầu về tư tưởng, về giá trị thẩm mỹ, giá trị giáo dục với độ dài phù hợp, nội dung hay, phù hợp, nguồn trích dẫn đáng tin cậy… Vì thế GV có thể căn cứ, tham khảo các văn bản trong SGK để chọn ngữ liệu tương tự. Xây dựng ngân hàng đề, kho ngữ liệu dùng chung để ra đề. Chú ý về độ khó, dung lượng, sự phù hợp giữa thời gian làm bài, ngữ liệu và các yêu cầu.
Thêm vào đó, chuyên viên Trần Tiến Thành lưu ý về việc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra năng lực "đọc hiểu" môn ngữ văn. Ông Thành cho rằng tùy loại văn bản, điều kiện tổ chức, mục đích kiểm tra mà GV có thể ra trắc nghiệm hay không.
Trước thực tế đang có những tranh luận về đề kiểm tra môn ngữ văn, chuyên viên phụ trách môn học này của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết đang lắng nghe và sẽ có lưu ý trong sinh hoạt chuyên môn của học kỳ 2 sắp tới.