ĂN 5 BỮA TRONG NGÀY VỚI CHẾ ĐỘ KHOA HỌC
Dinh dưỡng,ĐừngđểVĐVkêuđóiBữaăncủaVĐVthếgiớiđượcthiếtkếbao moi tập luyện và tâm lý là 3 trong số những yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công trong thể thao cho các VĐV chuyên nghiệp. Trong đó, ở những nền thể thao phát triển, dinh dưỡng được chú trọng đầu tư đặc biệt. Các VĐV đẳng cấp thế giới luôn có những chế độ ăn uống chuyên biệt, với thực đơn hằng ngày được thiết kế phù hợp với thể trạng, khả năng hấp thụ, thói quen ăn uống, cũng như nhu cầu dinh dưỡng phục vụ từng giai đoạn trong chu kỳ huấn luyện, thi đấu nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Theo nghiên cứu của Trường ĐH Chicago (Mỹ), chế độ ăn uống của VĐV luôn được thiết kế phục vụ mục tiêu dài hạn (hỗ trợ tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao hằng ngày) và ngắn hạn (phù hợp với từng giai đoạn tập luyện, thi đấu cụ thể). Các VĐV thường ăn 5 bữa mỗi ngày, gồm 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) và 2 bữa phụ. Trong đó, VĐV dùng bữa chính khoảng ít nhất 3, 4 giờ trước khi thi đấu để có thời gian tiêu hóa. Nếu không thể dùng bữa chính (do đặc thù lịch thi đấu), các VĐV có thể ăn bữa phụ khoảng 1 đến 3 giờ trước thời điểm tranh tài.
Mỗi VĐV lại có một sở thích ăn uống khác nhau, nhưng trong các bữa phụ, món ăn được khuyến cáo nên giàu protein và carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp, tuyệt đối tránh đồ ngọt, bánh ngọt và ngũ cốc tinh chế. Về bữa chính, đêm trước ngày thi đấu, VĐV thường ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như mì ống, gạo, khoai tây, đậu, bông cải xanh... để phục hồi và dự trữ năng lượng. Bữa sáng rất quan trọng, cần bổ sung nhiều calo và carbohydrate, bữa trưa có thể gồm bánh mì, cơm, các loại thịt, cá, rau, còn bữa tối có thịt, đậu, salad...
Các bữa ăn của VĐV được thiết kế, điều chỉnh tùy theo nhu cầu, nhưng sẽ cần đầy đủ và cân đối các chất đạm (protein), tinh bột (bánh mì, cơm), chất xơ (các loại rau, củ, quả…), các loại thức ăn tốt cho men tiêu hóa (sữa chua). Theo tiến sĩ Marc Bubbs, chuyên gia dinh dưỡng từng làm việc tại Olympic, đặc thù của thể thao chuyên nghiệp là cường độ tập luyện, thi đấu rất cao, đòi hỏi VĐV phải tính toán nạp calo và carbohydrate liên tục. Các thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng chứa các chất nói trên sẽ được thay đổi linh hoạt để VĐV không bị "ngấy", nhưng cần dễ tiêu hóa. Các bữa ăn có thể được chia nhỏ nhằm tránh tình trạng đầy bụng, giúp VĐV có đầy đủ dinh dưỡng để vận động và phục hồi cơ bắp trong cả ngày. Tại VN, từ trước đến nay, chưa có chiến lược thật sự rõ ràng về vấn đề dinh dưỡng cho VĐV chuyên nghiệp. Chưa coi phát triển khoa học dinh dưỡng là chìa khóa nâng tầm VĐV VN.
VĐV bơi huyền thoại Michael Phelps, người giữ kỷ lục giành nhiều huy chương nhất lịch sử Olympic với 23 HCV, 3 HCB, 2 HCĐ từng được tiết lộ có thực đơn "khủng", lên tới 12.000 calo mỗi ngày ở Olympic 2008. Cụ thể, Phelps ăn 3 bánh mì kẹp trứng với pho mát, rau diếp, cà chua, 5 quả trứng ốp lết, 3 bánh mì nướng, 3 bánh chocolate vào bữa sáng. Bữa trưa, VĐV người Mỹ "tiêu thụ" 0,5 kg mì Ý, 2 bánh mì kẹp thịt cỡ lớn, uống nước tăng lực. Đến bữa tối, Phelps ăn 0,5 kg mì Ý, 1 bánh pizza và uống nước tăng lực để phục hồi sau những hao tổn cơ bắp. Chế độ ăn nói trên để bù đắp cho khoảng 8.000 - 10.000 calo mỗi ngày mà Phelps tiêu thụ trong 5 giờ tập luyện. Ở các giải đấu sau, khi lượng calo tiêu thụ giảm xuống, thực đơn của Phelps cũng thay đổi theo.
KỸ ĐẾN TỪNG CHI TIẾT
Tại Olympic 2020, nước chủ nhà Nhật Bản đầu tư "nặng tay" vào khâu dinh dưỡng để đảm bảo các VĐV được tiếp đủ năng lượng mỗi ngày. TheoJapan Today, ước tính có 48.000 bữa ăn được phục vụ mỗi ngày, trong đó lần đầu tiên trong lịch sử Olympic, các thực phẩm không chứa gluten được thiết kế cho VĐV.
Nhật Bản cũng chuẩn bị tới 700 món ăn cho các đoàn VĐV, được chia thành 3 nhóm: phương Tây, Nhật Bản và châu Á, nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực của VĐV đến từ nhiều nền văn hóa. Các món ăn đều được kèm theo thông tin dinh dưỡng, chẳng hạn như lượng calo, protein, chất béo, carbohydrate, natri và muối trong mỗi khẩu phần. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn có mặt tại bàn ăn để trợ giúp VĐV khi cần.
Tại ASIAD 19, 102.176 mặt hàng thực phẩm với thời hạn sử dụng lâu dài (với tổng trọng lượng 796,61 tấn) cũng được chủ nhà Trung Quốc bảo quản, chế biến cẩn thận để phục vụ các đoàn thể thao. Thực đơn cho VĐV ở ASIAD 19 được các chuyên gia dinh dưỡng thể thao xem xét kỹ lưỡng trước khi thiết kế, rồi được đệ trình lên Hội đồng Olympic châu Á (OCA) phê duyệt. Các bữa ăn ở ASIAD hay Olympic đều được đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, không có thành phần kích thích, mang bản sắc địa phương, phục vụ thói quen ăn kiêng đa dạng và yêu cầu dinh dưỡng của VĐV. Tại SEA Games, các nước chủ nhà cũng cố gắng đảm bảo chu đáo các bữa ăn, vừa pha trộn bản sắc địa phương, nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng và dễ ăn.
Tham dự World Cup 2023 tại Úc và New Zealand, đội tuyển nữ VN cũng được phục vụ theo chế độ ăn uống ở tiêu chuẩn cao nhất. Các thực phẩm như thịt gà, thịt bò, thịt nguội, cá, trứng, rau củ, sinh tố hoa quả... được thiết kế đa dạng, nấu thành nhiều món khác nhau, giúp các nữ cầu thủ đổi vị, có đa dạng lựa chọn. Việc được tư vấn dinh dưỡng kỹ càng, chuyên nghiệp cũng giúp đội tuyển nữ VN cải thiện đáng kể về thể lực, sức va chạm.(còn tiếp)
Cục TDTT đã đưa dinh dưỡng, cải thiện bữa ăn vào "Đề án phát triển thể thao VN đến năm 2030, tầm nhìn 2050". Cục TDTT đề xuất bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ HLV, chuyên gia tâm lý, bác sĩ, điều dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng cho các đội tuyển thể thao, có chế độ đặc thù về dinh dưỡng cho VĐV.